0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Văn phòng luật sư khuyến nghị về dịch vụ thu hồi nợ xấu cá nhân, tổ chức doanh nghiệp

Không riêng bất cứ ai, mọi người bức xúc vì việc con nợ cố tình không thanh toán trây ì không trả. Có các chủ thể nợ như nợ cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, doanh nghiệp ký hợp đồng với doanh nghiệp trong các vụ mua bán hàng hóa, xuất nhập khẩu, xây dựng, kinh doanh, góp vốn hoặc ở dưới hình thức vay như nợ tín dụng, vay lãi cao nợ thế chấp, hay vay bảo lãnh ngân hàng thế chấp tài sản đảm bảo v.v.v.v…
Hơn 10 năm hành nghề tư vấn luật và là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho rất nhiều khách hàng hoặc thân chủ của mình là nạn nhân trong vụ án, vai trò là bị hại, bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan… Trước giai đoạn tiền tố tụng (đàm phán thương lượng hòa giải để giải quyết các việc thu hồi nợ, hay phải trả nợ) cho đến việc luật sư thu thập chứng cứ, chứng minh cho thân chủ của mình không phạm tội liên quan đến việc Thu hồi công nợ hay thân chủ của mình bị tố cáo về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Điều chỉnh mối quan hệ pháp luật liên quan tranh chấp xung đột về nợ xấu. Chiểu theo pháp luật Việt Nam quy định rất hay vấp phải những vi phạm do quy định hiệu chỉnh của pháp luật. Phát sinh khoản vay nợ, hoặc nợ xấu khi có tranh chấp xảy ra là mâu thuẫn các xung đột về quyền lợi các bên tham gia;
Khuyến nghị Luật sư : Dấu hiệu vi phạm được quy định: Như bị xử lý hành chính; hoặc tội gây rối trật tự công cộng (quy định tại Điều 318 BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017); hoặc phạm tội cướp tài sản sản (quy định tại Điều 168 BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017); hay cưỡng đoạt tài sản (quy định tại Điều 170 BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017), tội cố ý gây thương tích (quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017); hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017); lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (quy định tại Điều 142 BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017); Văn phòng luật sư Dragon chứng kiến và có những bài viết khuyến nghị bằng truyền thông; tuyên truyền; phổ biến đừng vấp phải vòng lao lý. Những ai vấp vào những tội danh này, đa phần rất thương tâm, trong đó cũng do phần thiếu hiểu biết về pháp luật quy định và rất hay mắc phải. Dẫn đến hệ lụy về ảnh hưởng tới nhân thân của mình khi mang cho bản thân tiền án, tiền sự…
Trong những vụ việc xảy ra tranh chấp thông thường thể hiện rõ các giao dịch vay mượn, hay khoản nợ xấu pháp luật việt nam đã quy định rõ nét và hiệu chỉnh bằng trình tự thủ tục nhất định, bất kể ai từ cá nhân tổ chức, doanh nghiệp đều phải thông qua trình tự cụ thể;
Trực tiếp đàm phán thương lượng hòa giải, hoặc gửi văn bản yêu cầu thanh toán khoản vay nợ, nợ xấu.. Hoặc có thể thuê luật sư uy tín kinh nghiệm trong việc đại diện ủy quyền tư vấn thu hồi công nợ, giải quyết theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.
Trong đó các bộ luật hiệu chỉnh như bộ Luật Dân sự, Luật Thương Mại, Luật hình sự với vai trò tham gia của đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có các hệ thống luật hóa luật như Tòa án, Trọng tài, Viện Kiểm sát, thi hành án,…. Đối với các vụ việc đã có quyết định, bản án của tòa án có hiệu lực thì cơ quan thi hành án, thừa phát lại sẽ có thẩm quyền thi hành. (Tuân thủ theo quy định của pháp luật)
Thực trạng phổ biến do con nợ trây ì:
Do con nợ quá trây ì không thanh toán khiến chủ nợ không chịu đựng được bức xúc, mong muốn nguyện vọng chủ yếu là muốn thu hồi nhanh khoản nợ mình đã cho vay mượn có rất nhiều lý do như:
Tình cảnh khó khăn, vay mượn của người khác để cho vay lại; lãi xuất ngân hàng .v.v.v dẫn đến chủ nợ bị áp lực lớn, do phần không hiểu biết quy định của pháp luật và một số chủ nợ nghĩ rằng làm theo quy định của pháp luật thì đòi đến bao giờ? Khi con nợ có thể trong tình trạng không còn khả năng trả nợ, con nợ có tiền nhưng cố tình trây ì không trả, con nợ hiểu biết pháp luật bằng cách lách luật thách thức coi thường Chủ nợ
Dẫn đến chủ nợ (Người cho vay nợ hay các tổ chức doanh nghiệp khi đòi nợ không được): Đã sử dụng một số cách thu hồi nợ không đúng và không hề hiệu quả mang lại hậu quả phạm tội như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản; cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng nhẹ thì bị xử phạt hành chính nặng thì phạm tội hình sự khi chủ nợ thường chọn những phương thức thu hồi nợ như thuê xã hội đen và một số công ty thu hồi nợ không có uy tín hoặc thuê đòi nợ bằng các mối quan hệ quen biết trong xã hội.
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng nói chung và theo thống kê của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đến cuối năm 2017, trên địa bàn thành phố chỉ có 65 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận về đăng ký hoạt động kinh doanh.
Một số trường hợp thu hồi nợ dính vào vòng lao lý như: nhiều vụ án cướp tài sản xuất phát từ việc người này đòi người khác phải trả nợ cho mình, người phạm tội ban đầu chỉ mong muốn gặp con nợ để yêu cầu họ trả lại tài sản.
Tuy nhiên khi gặp, người phạm tội lại dùng vũ lực đối với con nợ để buộc con nợ phải giao tài sản mà con nợ đang quản lý, kể cả khi tài sản này có thể là của con nợ hoặc của người khác nhưng con nợ đang cầm giữ. Tội đã có hành động sai (dùng vũ lực để lấy lại được tài sản mà họ cho là thuộc về mình). Đó là chưa kể nhiều khi người phạm tội còn lấy quá số tài sản mà con nợ đang nợ. Hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội “Cướp tài sản”. Một số vụ án mà Công ty Luật Dragon đã từng giải quyết do thiếu hiểu biết nên đã phạm tội như:
Bị hại là anh Cao Vân Anh (SN 1981), trú tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông. Trước khi bị đưa ra tòa, Nghĩa và anh Vân Anh đều là Chủ tịch HĐQT của 2 doanh nghiệp và đang hợp tác làm ăn với nhau. Cáo trạng truy tố cùng các lời khai tại phiên tòa cho thấy, sau khi thành lập Công ty CP Công nghệ Hoàng Anh (gọi tắt là Công ty Hoàng Anh), anh Cao Vân Anh giao cho chị Lưu Thị Hà Linh (SN 1980, kế toán của doanh nghiệp) chịu trách nhiệm trong việc tìm đối tác cung ứng nguồn hàng văn phòng phẩm cho công ty.
Qua tìm hiểu, chị Linh thấy Công ty CP Thiết bị và thương mại Thiên Phú (Công ty Thiên Phú) của Lê Trọng Nghĩa có nguồn hàng hóa và giá cả hợp lý nên nhanh chóng xác lập đối tác làm ăn. Sau một thời gian buôn bán, tính đến tháng 7-2013, Công ty Hoàng Anh còn nợ Công ty Thiên Phú tổng số tiền hơn 800 triệu đồng. Ngày 9-8-2013, tại một quán cà phê ở Hà Đông, Nghĩa và vợ là chị Vũ Thùy Dung (SN 1986) gặp anh Vân Anh để chốt nợ. Tuy nhiên, lấy lý do biên bản chốt công nợ không đúng mẫu của Công ty Hoàng Anh nên anh Vân Anh không ký xác nhận, đồng thời đề nghị phía đối tác đại diện cho doanh nghiệp là chủ nợ lập lại văn bản này và hẹn sẽ ký nhận nợ vào ít ngày sau.

Trở về nhà với khoản nợ xấu chưa được ký nhận, Việc anh Vân Anh cố ý chây ì nợ nần, do đó Nghĩa đã thông qua người quen để nhờ “giang hồ” thu hồi tiền làm ăn giúp. Cụ thể, được anh Giám Minh San (SN 1969, trú ở quận Hoàn Kiếm) giới thiệu, Nghĩa gặp Hưởng nhờ đòi tiền anh Vân Anh với tiền công là từ 20-30% trên tổng số tiền thu hồi được. Sau đó, vợ chồng Nghĩa đặt cọc trước 10 triệu đồng. Chiều 10-8-2013, “giang hồ” này thuê xe ô tô và rủ thêm 3 đối tượng (hiện chưa rõ lai lịch) cùng vợ chồng Nghĩa xuống Hà Đông.

Đến phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm. Gặp được đối tác, Nghĩa bảo anh Vân Anh ra một quán cà phê nói chuyện tiền nong, đồng thời điện thoại cho vợ mang giấy tờ xuống đối chiếu. Trong khi ấy, Hưởng cũng gọi đồng bọn đến để uy hiếp tinh thần bị hại. Trước đó, thấy anh trai đi với Nghĩa và Hưởng trong bộ dạng yếu thế nên anh Cao Văn Thắng (SN 1983, em anh Vân Anh) cũng cùng tới quán cà phê.

Tại quán cà phê, khi anh Vân Anh nhận thấy các khoản tiền mà 2 công ty theo dõi riêng đều phù hợp với nhau nên đồng ý trả nợ, đồng thời đề nghị Nghĩa tiếp tục hợp tác làm ăn. Tuy nhiên, đối tượng gạt phắt đi và bắt đối tác phải trả hết nợ ngay. Trong vai trò đòi nợ thuê, Hưởng hỏi người ngồi đối diện: “Sau bao lâu nữa thì thanh toán hết số công nợ?”. Anh Vân Anh bảo: “Để xem đã”.
Tức thì Hưởng nổi khùng chửi bới và sai “đàn em” tát vào mặt anh Vân Anh. Cuối buổi đòi nợ, đối tượng này chốt hạ trong vòng 25 ngày, anh Vân Anh phải trả đầy đủ số tiền nợ vợ chồng Nghĩa. Chưa dừng lại, khi anh Thắng nói đỡ anh trai cũng bị Hưởng hạ lệnh đàn em tát mấy cái vào mặt. Sau đó, mặc dù chưa đến hạn trả tiền nhưng Hưởng vẫn liên tục sai đàn em nhắn tin đe dọa anh Vân Anh và còn đập vỡ tấm biển quảng cáo của gia đình anh này. Sau đó, anh Vân Anh đã tố cáo sự việc tới cơ quan công an.

Quá trình xét xử, Căn cứ vào các lời khai tại phiên tòa cùng hồ sơ vụ án, sau 1 ngày xét xử, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Lê Trọng Nghĩa 12 năm tù và Trần Minh Hưởng 14 năm tù giam cùng về tội “Cướp tài sản”. Đây là vụ án thương tâm cho chính chủ nợ không những đòi được tiền của doanh nghiệp mua hàng của mình, mà còn bị vướng vào vòng lao lý… Trong khi đó Người nợ tên Vân Anh đại diện cho doanh nghiệp không trả nợ và Chủ nợ là doanh nghiệp muốn khởi kiện vì thời hiệu đã hết.
Mới đây, cơ quan tố tụng ở Hà Nội đã ra xét xử một số vụ án liên quan đến tội Cướp tài sản. Đặc điểm chung của các vụ án này là các bị cáo bị nợ tiền, đi đòi nợ rồi vướng vòng lao lý.
Điển hình, ngày 12/5, Tòa án quận Hoàng Mai xét xử Phạm Xuân Hải (SN 1991, quê Hà Giang), Phan Ngọc Dũng (SN 1995, quê Phú Thọ) và Lương Thành Phú (SN 1997, quê Thanh Hóa) ra xét xử tội Cướp tài sản. Riêng Dũng còn bị truy tố thêm tội Hủy hoại tài sản.
Từ việc bạn gái cũ nợ hơn 500.000 đồng tiền mua lạp sườn chưa trả, Hải rủ bạn đi đòi nợ. Anh ta và nhóm bạn đã dùng vũ lực uy hiếp để lấy số tiền nợ 500.000 đồng. Kết quả, Hải và nhóm bạn vướng lao lý về tội Cướp tài sản.
Trước đó, Tòa án Hà Nội ngày 10/5 đưa Nguyễn Phương Nam (SN 1991, quê Đồng Tháp) và Trần Nhựt Nhân (SN 1978, trú tại TP.HCM) ra xét xử tội Cướp tài sản.
Phan Xuân Phương (SN 1989, quê Quảng Ngãi) cùng hợp tác kinh doanh buôn bán máy tính với Phương Nam. Quá trình làm ăn đã nợ của Phương 192 triệu đồng. Nam ra Hà Nội làm ăn, nghĩ bạn bùng nợ, anh ta rủ thêm anh họ là Trần Nhựt Nhân đi đòi nợ.
Nam và Nhân đã có hành vi đánh, đe dọa, nhốt con nợ để đòi tiền cũng như lấy đi một số tài sản. Với hành vi đó, Phương Nam và Nhựt Nhân bị tòa án tuyên phạt cùng 9 năm tù giam.
Hay văn phòng luật sư Dragon bào chữa thành công cho 2 bị cáo là nữ chỉ vì nợ số tiền có hơn 10 triệu, do thất hẹn nhiều lần, 2 bạn nữ rủ đến nhà con nợ đòi tiền và đe dọa không trả sẽ đánh, do sợ hãi nên con nợ bảo 2 bạn vào trong phòng lấy điện thoại Iphone cho 2 bạn nữ giữ lại để làm tin hẹn sẽ trả tiền và lấy điện thoại sau. Cùng ngày con nợ gọi điện cho 2 bạn nữ mang điện thoại đến trả tiền thì bị công an bắt và khởi tố về tội “ Cướp Tài Sản”. Luật sư bào chữa tham vấn pháp lý cho 2 bạn và 2 bạn nữ đã rất ân hận và bản thân rất day dứt do không hiểu biết pháp luật và không nghĩ mình đã bị cơ quan khởi tố về “tội cướp tài sản”.
Hay vụ án ở Huyện Đông Anh, do được khách hàng giới thiệu là văn phòng luật sư uy tín và có các luật sư chuyên hình sự có kinh nghiệm trong việc bào chữa đã tìm đến Dragon. Gia đình của chủ nợ cho vay thuê luật sư bào chữa cho con em của mình, chỉ vì nợ có 70 triệu, đến ngày trả nợ, chủ nợ đến lấy tiền đi theo vài người, con nợ nói xin khất và trễ nợ, do bức xúc chủ nợ tát cho 1 cái, con nợ sợ chạy vòng bên trong, chủ nợ đuổi theo đấm đá thêm 2 cái và nói người nợ xấu trong vòng 1 tuần nữa phải trả tiền và chủ nợ bỏ về. Mặc dù con nợ không bị ảnh hưởng sức khỏe và không có thương tích. Nhưng sau một thời gian Cơ quan tố tụng tiến hành điều tra truy tố khởi tố tội “ Cướp tài sản” những bạn đi cùng mặc dù không tham gia đánh nhưng ngồi trong nhà cùng chủ nợ để uy hiếp thị uy cũng bị khởi tố với vai trò là đồng phạm giúp sức..
Vậy nên văn phòng luật sư Dragon đưa ra những dấu hiệu về tội “ Cướp tài sản” trong quá trình thu hồi nợ xấu;
Chủ nợ hay người được thuê đòi nợ có những biểu hiện: Dùng vũ lực tát, đánh, đe dọa, nhắn tin., dùng vũ lực uy hiếp tinh thần ký giấy nhận nợ, rủ bạn bè hay đông người để thị uy( mang tính uy hiếp, dằn mặt..) Đều có dấu hiệu phạm tội Cướp tài sản hoặc Cưỡng Đoạt tài sản theo bộ luật hình sự Việt Nam quy định (Điều 168 và Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017).
Cướp tài sản (Điều 168 BLHS) là hành vi của một người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác đối với người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.
Hành vi “dùng vũ lực” là việc đấm, đá, bóp cổ… nạn nhân. Hành vi “đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc” nghĩa là người phạm tội yêu cầu nạn nhân phải đưa tài sản nếu không sẽ dùng vũ lực đối với họ ngay.
Còn “hành vi khác” là hành vi cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc mê… để họ rơi vào trạng thái không thể chống cự được.
Như vậy là từ một việc đúng (yêu cầu trả nợ), người phạm tội đã có hành động sai (dùng vũ lực để lấy lại được tài sản mà họ cho là thuộc về mình). Đó là chưa kể nhiều khi người phạm tội còn lấy quá số tài sản mà con nợ đang nợ. Hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội “Cướp tài sản”.
Để đi đòi nợ mà không để vướng vòng lao lý, nếu đúng pháp luật, quy trình đòi nợ phải như sau: Chủ nợ khởi kiện con nợ, sau khi có phán quyết của tòa án thì con nợ phải trả nợ cho chủ nợ.
Trong trường hợp con nợ không tự nguyện thi hành bản án, chủ nợ đề nghị cơ quan thi hành án cưỡng chế thu hồi tài sản từ con nợ để trả cho chủ nợ.
Bên cạnh đó, còn có biện pháp khác là chủ nợ khi thấy con nợ ở đâu thì trình báo cơ quan chức năng, ví dụ như công an phường sở tại, công an quận…, hoặc thậm chí tố cáo hành vi chây ỳ, trốn tránh việc trả nợ của con nợ… Nếu như vậy, chủ nợ sẽ không vướng phải vòng lao lý và phạm tội Cướp tài sản.
Việc áp dụng pháp luật trong thu hồi nợ mặc dù đó là trình tự thủ tục, nhưng cần phải thấy rằng cơ chế giải quyết việc đòi nợ của cơ quan tố tụng hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến chủ nợ muốn tự mình giải quyết cho nhanh mà không nhờ cậy đến pháp luật.
Việc theo đuổi vấn đề khởi kiện đòi nợ thường kéo dài, thậm chí nhiều năm trời. Chủ nợ phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Rồi đến khi có bản án về việc con nợ phải trả tiền cho chủ nợ nhưng con nợ không tự nguyện trả, chủ nợ lại phải đề nghị cơ quan thi hành án dân sự vào cuộc, mất thêm khá nhiều thời gian công sức nữa, đến giai đoạn thi hành bản án thì không thu hồi được vì con nợ đã tẩu tán tài sản hoặc bằng nhiều hình thức để lách luật dẫn đến việc thi hành bản án đối với thu hồi nợ không còn khả thi.
Điều quan tâm trong việc xử lý tội phạm về dịch vụ thu nợ: Trong nhiều bài bào chữa bảo vệ cho các bị cáo; Luật sư Dragon có ý kiến với cơ quan tiến hành tố tụng về hành vi của các Bị cáo. Mặc dù tội cướp cấu thành hình thức, nhưng khi áp dụng khung khoản điều luật. Đặt biệt xem xét nguyên nhân động cơ và mục đích phạm tội. Cá thể hóa vai trò phạm tội, đặc thù hành vi này không thể như những hành vi “Cướp tài sản” như” tính chất đúng nghĩa với bản chất của sự việc ( Ví dụ; Tổ chức đi cướp tài sản, cướp giật tài sản đối với hành vi này nguy hiểm và tính chất nghiêm trọng hơn so với nhận thức mà liên quan đến giao dịch vay mượn hay đòi nợ xấu). Áp dụng hình phạt về tội cướp tải sản phải xác định tính chất mức độ, để có bản án và hình phạt hợp lý và hợp tình.
Ngoài ra văn phòng luật sư đề xuất có văn bản hướng dẫn của cơ quan tố tụng về đường lối xử lý cụ thể và thấp hơn so với tội “ Cướp tài sản “ theo quy định hiện hành đối với những trường hợp về thu hồi nợ xấu. Không mang tính cứng nhắc. Ngoài việc do tuyên truyền pháp luật, phổ biến rộng rãi cho người dân về những dấu hiệu phạm tội “Cướp tài sản” tránh mắc những sai phạm và ấm ức của người trong cuộc để hiểu rõ hơn về đường lối xử lý khi vi phạm. Không những thế nên chăng đối với những con nợ. Xem xét về tính chất pháp lý ở một số nước đã áp dụng.
Nên xây dựng tính nghiêm minh của cơ quan tố tụng từ khi nhận được đơn khởi kiện có những biện pháp phong tỏa tài sản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác để đảm bảo quyền lợi cho cá nhân tổ chức doanh nghiệp với vai trò là chủ nợ, Với cơ quan thi hành án, khi có bản án có hiệu lực pháp luật thì nên giải quyết nhanh chóng triệt để tránh hiện trạng bản án có hiệu lực nhưng không thể thi hành án được với nhiều lý do, nguyên nhân dẫn đến việc Các chủ nợ mất lòng tin vào cách giải quyết theo pháp luật dẫn đến kéo theo các hệ lụy dẫn đến việc ảnh hưởng đời sống nhân dân, ảnh hưởng an ninh trật tự an toàn xã hội,.
Hoặc nên chăng điều chỉnh bằng bộ luật hình sự. Nếu con nợ vay nợ có điều kiện kinh tế, có tài sản mà không trả nợ, vẫn trây ì, Cơ quan tố tụng nên có quy định nghiêm khắc hơn cụ thể bằng việc hiệu chỉnh cho vào bộ luật hình sự để mang tính răn đe, để các con nợ thấy rằng việc vay nợ khi đến hạn phải có trách nhiệm hết khả năng của mình đối với chủ nợ. Để tôn thêm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật đem lại lòng tin cho nhân dân, tôn trọng giao dịch quan hệ vay mượn được nâng lên ở tầm nhận thức nghĩa vụ và trách nhiệm phù hợp với thực tiễn đời sống trong bối cảnh hiện tại.
Trước mắt cần làm gì để thu hồi khoản nợ khó đòi để nhanh chóng và hiệu quả đúng pháp luật?
Có rất nhiều cách khi bạn không thể tự mình xử lý các khoản nợ cá nhân, nợ doanh nghiệp như: ủy quyền thu hồi cho một các nhân khác; ủy quyền cho công ty đòi nợ chuyên nghiệp…
Ủy quyền thu hồi nợ xấu cho một cá nhân có nhược điểm là: bạn phải thật sự tin tưởng người đó; khả năng làm việc của người đó có hiệu quả hay không? Thực tế chứng minh rằng, khi bạn ủy quyền cho một cá nhân thu hồi nợ hiệu quả không cao vì nhiều lý do khác nhau: đối tượng ngoan cố không trả; tư cách pháp nhân không đảm bảo…
Trong trường hợp này tốt nhất các cá nhân tổ chức doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và chấp nhận phương pháp tối ưu chắc chắc đúng luật là bạn có thể ủy quyền cho một công ty luật uy tín chuyên tư vấn thu hồi nợ xấu. Với kinh nghiệm cũng như các biện pháp hiệu quả, chắc chắn các đơn vị thu hồi nợ chuyên nghiệp sẽ mang tới cho bạn sự hài lòng.
Cách ủy quyền cho văn phòng luật sư hoặc công ty luật uy tín thu hồi nợ và theo các thủ tục hướng dẫn vào đường link dưới đây:

1. Thu hồi nợ là gì?

2. Luật sư tư vấn thu hồi nợ chuyên nghiệp

3. Ủy thác cho văn phòng luật sư thu hồi nợ cá nhân, tổ chức

4. Công ty luật tại Hà Nội tư vấn khoản nợ khó đòi

5. Đòi nợ thuê tại Hà Nội

6. Dịch vụ thu hồi công nợ tại Hà Nội

7. Thuê luật sư đòi nợ cách hiểu của khách hàng cá nhân, tổ chức

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long