0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long tư vấn trực tuyến giải đáp các chế độ, chính sách cho người lao động nhiễm Covid-19

Với sự tham gia của nhiều đại biểu như ông Nguyễn Chính Hữu phó chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Ông Ngô Trung Tứ là phó trưởng phòng quản lý thu ( Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội) và ông Bùi Anh Tuấn, phó trưởng phòng chế độ bảo hiểm xã hội ( Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội). Chủ tịch công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất tại Hà Nội tham dự với tinh thần chủ động sáng tạo, hỗ trợ công nhân vượt khó trong tình hình covid 19.

Với các giải pháp ứng phó và trên tinh thần cầu thị, lắng nghe chuyên gia đã trả lời các câu hỏi cho từng công nhân tham gia buổi đối thoại giao lưu trực tuyến.

Thạc sĩ luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty luật Dragon đã phối hợp cùng các chuyên gia giải thích rõ và các thủ tục chính sách cũng như pháp lý cho toàn thể cán bộ công nhân viên đang làm việc tại khu công nghiệp và các khu chế xuất hiểu rõ hơn với những quyền lợi của mình.

Câu hỏi trực tuyến:

Câu 1: Chị tôi sinh năm 1970, theo Bộ luật Lao động thì chị tôi sẽ được nghỉ hưu vào năm bao nhiêu tuổi? Nếu chị tôi xin nghỉ hưu sớm thì có ảnh hưởng gì đến mức lương hưu hay không? Tôi xin cảm ơn.

Về tuổi nghỉ hưu thì tại khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Lao Động có quy định:

“Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.”

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:

Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, đối với trường hợp trên, giả sử chị của bạn 1/1/1970 chị của bạn sinh năm 1970, lao động nữ, sẽ được nghỉ hưu vào năm 2027 khi đủ 57 tuổi 4 tháng.

Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 Luật BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

– Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

– Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 56 Luật BHXH được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 Luật BHXH (nghỉ hưu trước tuổi) được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật BHXH, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Câu 2: Tôi được biết, theo quy định của Bộ luật Lao động, trong quá trình làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động? Điều này có đúng không? Tôi xin cảm ơn.

Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 60 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể như sau:

– Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.

– Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, công ty có từ 500 đến 800 lao động thì phải có bao nhiêu nhân viên y tế? Nếu với quy mô như vậy mà hiên nay công ty chỉ có 1 nhân viên y tế duy nhất thì có đúng không? Tôi xin cảm ơn

Theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP nhằm quy định một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015:

  1. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
  • Doanh nghiệp sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp; 
  • Doanh nghiệp sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/ y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
  • Doanh nghiệp sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;– Doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
  1. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề trên đây thì phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:a) Doanh nghiệp sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;b) Doanh nghiệp sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;
    c) Doanh nghiệp sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác

Như vậy, theo quy mô của công ty của bạn hiện tại có 500- 800 lao động nếu công ty hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng thì doanh nghiệp của bạn phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp.

Còn đối với doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề trên đây thì doanh nghiệp của bạn ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp thì mới đúng theo quy định của pháp luật.

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long!

Mời các bạn vui lòng xem giải đáp câu hỏi giao lực trực tuyến phần 2 tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chế độ, chính sách cho người lao động bị nhiễm COVID-19”