0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 347 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép

Chi tiết Điều 347 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 347 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép

Chi tiết Điều 347 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép

Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

–           Chủ thể của tội phạm:

Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

–           Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện với mỗi cố ý. Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi này được thực hiện với mục đích “ chống chính quyền nhân dân ” sẽ bị truy cứu theo Điều 109 Bộ luật hình sự.

–           Khách thể của tội phạm:

Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

–           Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi xuất, nhập cảnh trái phép là hành vi xuất, nhập cảnh mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thực thi. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả.

+ Hành vi ở lại Việt Nam trái phép là khi xuất, nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời Việt Nam theo thời hạn của giấy phép.

Tội phạm hoàn thành khi chủ thể đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Văn bản hướng dẫn:

  • Hướng dẫn khoản 1 về chi tiết “đã bị xử lý vi phạm hành chính mà còn vi phạm”

Nghị quyết số: 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006  của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự

  1. Về tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” quy định tại một số điều luật của BLHS

6.1. Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” và đã được hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện theo đúng hướng dẫn của các văn bản đó.

6.2. Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” nhưng chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì phân biệt như sau:

  1. Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó.

Ví dụ: A đã bị xử phạt hành chính về hành vi đặt chướng ngại vật trên đường sắt để cản trở giao thông đường sắt, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính, A lại thực hiện một trong các hành vi (đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường trái phép qua đường sắt…) quy định tại Điều 209 của BLHS để cản trở giao thông đường sắt.

  1. Đối với điều luật quy định nhiều tội khác nhau (tội ghép) thì “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong một tội tại điều luật đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó (không bao gồm các hành vi được liệt kê trong tội khác cũng tại điều luật đó).

Ví dụ: Điều 164 của BLHS quy định tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả.Trường hợp B đã bị xử phạt hành chính về hành vi làm tem giả, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính, B lại làm vé giả thì bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”; nếu B chỉ buôn bán tem, vé giả thì không coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long