0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 340 Bộ luật Hình sự quy định về tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức

Chi tiết Điều 340 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 340 Bộ luật Hình sự quy định về tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức

Chi tiết Điều 340 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 340. Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức

  1. Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện tội phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  3. a) Phạm tội 02 lần trở lên;
  4. b) Sử dụng giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa hoặc làm sai lệch thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

–           Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong thực tiễn xét xử cho thấy những người có trách nhiệm trong việc cấp, quản lý hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, giấy chứng nhận và các tài liệu khác của cơ quan, tổ chức thường là đối tượng có nguy cơ phạm tội cao do những điều kiện công tác của họ.

–           Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét tính chất, mức độcủa tội phạm và quyết định tội danh đối với người phạm tội.

–           Khách thể của tội phạm:

Tội xâm phạm đến chế độ quản lý hành chính nhà nước về hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác cửa cơ quan, tổ chức, xâm phạm đến hoạt động và uy tín của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực nêu trên.

–           Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi sửa chữa, làm sai lệch hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức được hiểu là hành vi thay thế hoặc sửa đổi ảnh chụp, them, bớt, tẩy, xóa chữ, hình con dấu, biểu tượng hoặc các dấu hiệu khác của các giấy tờ này bằng các thủ đoạn như dùng phương tiện kỹ thuật, dùng hóa chất,…nhằm làm cho cơ quan, tổ chức,người có liên quan hiểu sai nội dung các giấy tờ . Sửa chữa là tiền đề của hành vi sai lệch, nếu sửa chữa mà không làm sai lệch nội dung thì không cấu thành tội phạm.

Sau khi sửa chữa, làm sai lệch các loại giấy tờ trên, người phạm tội có hành vi sử dụng các giấy tờ đã sửa chữa, làm sai lệch để thực hiện hành vi trái pháp luật. Sử dụng giấy tờ đó để thực hiện hành vi trái pháp luật được hiểu là hành vi dùng một trong những giấy tờ nêu trên đã bị sửa chữa, làm sai lệch nội dung để thực hiện tội phạm hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt tội này với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại điều 267 BLHS.

+ Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Hành vi sửa chữa, làm sai lệch hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc cácloại giấy chứng nhận hoặc tài liệu khác của cơ quan, tổ chức gây hậu quả nghiêm trọng thì mới cấu thành tội phạm. Cho đến này, chưa có văn bản của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn về tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi sửa chữa, làm sai lệch hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tiễn xét xử trong thời gian vừa qua thì tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng được hiểu là đã gây cản trở đối với các hoạt động bình thường hoặc làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức hoặc đã gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe của công dân. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng trước đó người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này thì cũng cấu thành tội phạm.

Lưu ý:

Các loại giấy tờ như hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức là giấy thật, người phạm tội chỉ có hành vi sửa chữa về mặt nội dung mà thôi. Nếu người phạm tội biết tài liệu, giấy tờ trên là giả mà vẫn có hành vi sửa chữa, làm sai lệch thì tùy từng trường hợp có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Trường hợp hành vi sử dụng giấy tờ, giấy chứng nhận và các tài liệu khác của cơ quan, tổ chức như nêu trên đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác mà tội này có khung hình phạt nặng hơn thì người thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm đó.

Văn bản hướng dẫn:

  • Hướng dẫn khoản 1 về chi tiết “đã bị xử lý vi phạm hành chính”

Nghị quyết số: 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006  của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự

  1. Về tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” quy định tại một số điều luật của BLHS

6.1. Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” và đã được hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện theo đúng hướng dẫn của các văn bản đó.

6.2. Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” nhưng chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì phân biệt như sau:

  1. Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó.

Ví dụ: A đã bị xử phạt hành chính về hành vi đặt chướng ngại vật trên đường sắt để cản trở giao thông đường sắt, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính, A lại thực hiện một trong các hành vi (đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường trái phép qua đường sắt…) quy định tại Điều 209 của BLHS để cản trở giao thông đường sắt.

  1. Đối với điều luật quy định nhiều tội khác nhau (tội ghép) thì “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong một tội tại điều luật đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó (không bao gồm các hành vi được liệt kê trong tội khác cũng tại điều luật đó).

Ví dụ: Điều 164 của BLHS quy định tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả.Trường hợp B đã bị xử phạt hành chính về hành vi làm tem giả, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính, B lại làm vé giả thì bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”; nếu B chỉ buôn bán tem, vé giả thì không coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long