0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Bạn cần tìm luật sư Hà Nội tư vấn Tiền Hôn Nhân (Về thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn)

Bạn cần tìm luật sư giỏi tại Hà Nội tư vấn Tiền Hôn Nhân về thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn?

Thưa Văn phòng luật sư tại Hà Nội, Tôi hiện đang cần tư vấn về hợp đồng tiền hôn nhân vì được biết hiện nay ở Việt Nam nói chung cũng như tại Hà Nội nói riêng về loại hợp đồng này đã được công nhận là có hiệu lực. Tôi và chồng sắp cưới dự định 2 tháng nữa sẽ kết hôn tại Hà Nội. Vì một số lý do mà chúng tôi đã thỏa thuận chồng sắp cưới của tôi sẽ từ bỏ hoàn toàn quyền sở hữu tất cả các loại tài sản (bao gồm nhà, xe, bất động sản… đã và sẽ được thừa kế cả trước và sau khi kết hôn). Thêm nữa là tôi sẽ không có trách nhiệm gì với tất cả các khoản vay, thế chấp, cầm cố do chồng tôi đứng tên hoặc nhờ người khác vay hộ. Chúng tôi muốn thỏa thuận này trở nên hợp pháp ngay sau khi chúng tôi đăng ký kết hôn. Vậy tôi muốn hỏi bây giờ tôi phải làm gì để thỏa thuận miệng này có hiệu lực? Tôi cảm ơn rất nhiều.

Mong sớm nhận được sự tư vấn luật online từ Quý Văn phòng luật sư!

Luật sư tư vấn trực tuyến về Hôn nhân và gia đình:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến công ty Luật Dragon. Về vấn đề này, luật sư tư vấn trực tuyến trả lời:

Trước hết, bạn cần hiểu rằng hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có xuất hiện hợp đồng nào gọi là hợp đồng tiền hôn nhân. Theo như chị trình bày thì đó chỉ là sự thỏa thuận của hai bên trước khi tiến tới hôn nhân. Thỏa thuận này đã được pháp luật Việt Nam công nhận, nhằm đảm  bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Căn cứ vào Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng có nêu:

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”

Như vậy, việc thỏa thuận trước hôn nhân này yêu cầu cần phải lập bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực, chứ không thể bằng thỏa thuận miệng theo nhu cầu của anh chị.

Về nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có nêu tại Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

–  Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

+ Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

+  Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

+  Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

+ Nội dung khác có liên quan.”

Thứ hai, nội dụng thỏa thuận của anh chị là chồng sắp cưới của chị sẽ từ bỏ hoàn toàn quyền sở hữu tất cả các loại tài sản (bao gồm nhà, xe, bất động sản… đã và sẽ được thừa kế cả trước và sau khi kết hôn). Và chị sẽ không có trách nhiệm gì với tất cả các khoản vay, thế chấp, cầm cố do chồng tôi đứng tên hoặc nhờ người khác vay hộ.

Như vậy, trong trường hợp này, ta có thể chia làm 2 phần tài sản:

Về phần tài sản và các khoản vay, thế chấp, cầm cố do của chồng chị trước hôn nhân. Trường hợp này, anh chị có thể thỏa thuận bằng văn bản có công chứng theo Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có nêu trên.

Về phần tài sản và các khoản vay, thế chấp cầm cố của chồng chị đứng tên sau hôn nhân.

Căn cứ Khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu: “trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này…” như vậy, nếu không thuộc Điều 42 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu “Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Trên đây là những tư vấn mang tính tham khảo của văn phòng luật sư, hi vọng có thể giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vấn đề của mình.

Vấn đề của anh chị cần trao đổi cụ thể hơn với luật sư, kính mong anh chị có thể sắp xếp thời gian tới trực tiếp văn phòng Luật sư Dragon

Địa chỉ: Phòng 6, tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hoặc có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn luật trực tuyến: 1900. 599. 979 / 098 301 9109

Chúc anh chị sức khỏe và hạnh phúc.

Trân trọng.