0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Pháp luật hình sự Việt Nam quy định về Đầu thú và tự thú

Kính gửi văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội!

Ngày 31/7, Bộ Công an phát đi thông báo Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966) ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đầu thú. Tuy nhiên, cùng ngày,  trên bản tin thời sự 19h của VTV đã đăng tải “đơn xin tự thú” đề Hà Nội ngày 31/7/2017.

Vậy theo luật sư chuyên hình sự trong trường hợp này Trịnh Xuân Thanh có được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật?

Về đầu thú nhưng Trịnh Xuân Thanh có đơn xin tự thú. Vậy tự thú và đầu thú khác nhau như thế nào?

Ban tư vấn luật sư chuyên hình sự trả lời online trực tuyến như sau:

Pháp luật Việt Nam quy định về Tự Thú và đầu thú:

–         “Tự thú là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.

–         “Đầu thú” là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, khẳng định rằng “tự thú” và “đầu thú”  là hai hành vi hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

– Tự thú là mình tự nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội.

– Đầu thú là có người đã biết mình phạm tội, bản thân người phạm tội biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp tự thú và trong trường hợp đầu thú:

Theo quy định tại điểm o, Khoản 1, Điều 49  Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 người phạm tội tự thú sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và không có quy định đầu thú là tình tiết giảm nhẹ, nhưng khoản 2 điều 46 có quy định: “Khi quyết định hình phạt, tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”. Như vậy việc người phạm tội đầu thú có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Khoản 2, Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 199, sửa đổi bổ sung năm 2009. Đến nay chưa có văn bản pháp quy nào hướng dẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội đầu thú. Do đó để hướng dẫn các vấn đề về nghiệp vụ đảm bảo cho việc áp dụng các quy định một cách thống nhất, Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn cụ thể trong Công văn số 81/2002 như sau:

– Nếu người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ “tự thú” quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ Luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.

– Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Tuy nhiên, cần chú ý là, trong trường hợp này, nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999.

Vậy trong trường hợp này đối với Trịnh Xuân Thanh có được hưởng lượng khoan hồng hay không thì xác định nhiều yếu tố về nhân thân trước khi phạm tội, gia đình có công cách mạng…. trong quá trình điều tra thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phát hiện điều tra tội phạm, lập công chuộc tội là cơ sở để cơ quan tố tụng có thẩm quyền ra phán quyết theo hướng có lợi cho bị can bị cáo, mà pháp luật quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định các điều 46, 47 bộ luật hình sự, Nghị quyết 01 của hội đồng thẩm phán .

Về đơn xin tự thú chỉ là căn cứ thủ tục pháp lý để trình diện trước cơ quan có thẩm quyền, khi đánh giá Trịnh Xuân Thanh làm đơn xin tự thú ra trình diện chỉ là “đầu thú”. Việc đầu thú của Trịnh Xuân Thanh khi quyết định hình phạt, tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án. Như vậy Trịnh Xuân Thanh chỉ có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự .

Luật sư Nguyễn Minh Long

Giám đốc Công ty luật Dragon – Đoàn luật sư Hà Nội

Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí – 1900 599 979