0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Năm 2015 nhớ chuyện năm cũ Tọa đàm nghề luật sư ở Hà Nội

Ngày 23/11/2014. Công ty Luật Dragon phối hợp với 3 đơn vị công ty luật tại Hà Nội Với sự bảo trợ của Truyền hình An Viên, đã long trọng tổ chức Buổi tọa đàm Nghề và Nghiệp Luật sư. Buổi Tọa đàm có sự tham gia của diễn giả – Cư sĩ Từ Vân Phạm Nhật Vũ, cùng toàn thể luật sư, diễn giả khách mời với sự tham gia của một số cơ quan ngôn luận báo chí, truyền thông…

Mở đầu buổi tọa đàm, Luật sư Sơn đã khai mạc chương trình, nêu rõ nội dung và ý nghĩa của buổi tọa đàm. Thay mặt các luật sư đồng nghiệp, Luật sư Lê Huy Quang – Công ty Luật Dragon đã trình bày quan điểm về Nghề Luật sư. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư, qua thực tiễn cho thấy nổi lên ba tính chất: Trợ giúp, hướng dẫn và phản biện.

Thứ nhất, Tính chất trợ giúp: Do quy luật phát triển không đồng đều cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần, bất kỳ xã hội nào trong cộng đồng dân  havới mặt bằng xã hội. Chẳng hạn như người nghèo, người già neo đơn, người bị hạn chế nhận thức và tư duy, người chưa thành niên mà không có sự đùm bọc của mái ấm gia đình.

Những người ở vào vị thế thấp kém này thường bí ức hiếp, bị đối xử bất công trái pháp luật. Khi bị ức hiếp, bị đối xử bất công, họ rất cần sự giúp đỡ, bênh vực của người khác. Có lẽ người giúp tốt nhất là luật sư. Trong những trường hợp này Luật Sư trợ giúp là hoàn toàn vô tư, không vụ lợi. Ở thời kỳ cổ đại, những thế kỷ trước và sau Công nguyên, những người dám đứng ra bênh vực, trợ giúp các đối tượng bị ức hiếp được xã hội tôn vinh như là các “hiệp sỹ”.

Thứ hai, về tính chất hướng dẫn

Có thể hiểu và nghĩ về luật sư như vậy, cho nên mỗi khi bản thân hoặc gia đình có điều gì vướng mắc đều tìm đến luật sư, nhờ luật sư tư vấn. Vì vậy, hoạt động của luật sư không những có tính trợ giúp mà còn có tính chất hướng dẫn. Yêu cầu của hoạt động này là hướng dẫn cho  họ hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật để biết cách xử sự tháo gỡ vướng mắc của họ phù hợp với pháp lý và đạo lý.

Tính chất hướng dẫn của luật sư khác hẳn với việc làm của loại “thầy cò thầy kiện” mà xã hội thường khinh ghét. Hoạt động hướng dẫn của luật sư là sự chỉ dẫn cái đúng, cái sai,việc gì được làm, việc gì không được làm. Đối với người có tội, tuy chức năng của luật sư không phải là lên án, buộc tội họ trước công chúng. Nhưng luật sư phải chỉ cho họ thấy rõ tội lỗi của họ, từ đó giúp họ có phương hướng cải tà quy chính. Nếu có căn cứ để tin rằng họ không có tội thì luật sư phải sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định nhằm gỡ tội cho họ.

Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn pháp luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý. Do đó, hoạt động của luật sư đòi hỏi phải có khoảng cách khác biệt với việc làm của loại “thầy cò thầy kiện”. Đó chính là nền tảng đạo đức nghề nghiệp luật sư.

Trải qua hơn 10 năm hành nghề Luật sư chân chính, đôi khi tôi cũng chạnh lòng vì sự hỗn tạp trong việc kết nạp các thành phần khác nhau vào giới Luật sư hoặc có cả những Luật Sư được đào tạo chính qui nhưng vì lợi ích trước mắt đã nên những hệ lụy, những hình ảnh xấu đến giới luật sư nói chung. Những quan điểm hành nghề phải: “Chính qui – chuyên nghiệp” của những Luật sư chân chính đã buộc họ phải lựa chọn kỹ càng khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho nhân dân và như vậy xét ở tính thời điểm thì Luật sư chân chính sẽ thua những “Thầy cò, thầy kiện” nêu trên.

Thứ 3, về Tính chất phản biện:

Theo từ điển tiếng Việt, phản biện được định nghĩa là ”đánh giá chất lượng một công trình mang tính khoa học …” Đối với hoạt động của luật sư, tính chất phản biện, ta có thể hiểu đó là những biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của người khác mà mình cho là không phù hợp với pháp lý và đạo lý.

Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư bào chữa, thông thường thể hiện ở lĩnh vực tham gia tố tụng, nhưng rõ nét nhất là trong tố tụng hình sự. Điều 36, khoản 3 Bộ Luật tố tụng hình sự hiện hành có quy định: “Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng”.

Hoạt động của luật sư trong trường hợp này chỉ còn ý nghĩa là người chứng kiến. Việc chứng kiến của luật sư không phải là không quan trọng. Có mặt luật sư là chỗ đưa tin cậy của bị can, bị cáo. Sự chứng kiến của luật sư trong khi khai cung, khi đối chất, khi xét xử chắc chắn rằng quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật dành cho họ sẽ được bảo đảm.

Dù họ là kẻ phạm tội, họ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, nhưng không ai được quyền tra tấn, đánh đập, hành hạ họ về thể xác và xúc phạm nhân phẩm của họ. Bị can, bị cáo là người đã lâm vào vòng lao lý, phải đối mặt với uy lực của cơ quan công quyền, không phải ai cũng có đủ can đảm tự bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Người xưa đã có câu: “Khôn ngoan đến cửa quan mới bíết”.

Ba tính chất hoạt động của dịch vụ luật sư như đã nêu trên là đặc thù là ranh giới khác biệt với hoạt động của các ngành nghề khác.

Người làm nghề sản xuất, kinh doanh thì nhìn chung hoạt động của họ vì lợi ích. Người hành nghề luật sư, có khi biết nguy hiểm vẫn làm. Chẳng hạn đứng ra bào chữa cho bị cáo phạm tội giết người, biết rõ gia đình người bị hại công kích,trả thù là khó tránh khỏi, nhưng luật sư không được phép từ chối việc bào chữa do toà án chỉ định. Hoặc được bị cáo, gia đình của bị cáo mời.

Xuất phát từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, nó đòi hỏi luật sư ngoài các phẩm chất chung là Chân, Thiện, Mỹ, luật sư còn phải là người có khối óc thông minh, tấm lòng trong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạt động mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội. Đó chính là yêu cầu rất cao trong đạo đức nghề nghiệp luật sư”.

Với vai trò là diễn giả, Cư sĩ Từ Vân Phạm Nhật Vũ đã trình bày một cách khái quát trên cơ sở trao đổi về Nghề và Nghiệp Luật sư, quan hệ Nhân – quả trong nghề Luật sư, mối liên hệ giữa đạo Phật và Nghề Luật sư.

Vấn đề Nghề và nghiệp luật sư được các luật sư hà nội thảo luận sôi nổi trên cơ sở shia sẻ kinh nghiệp cũng như tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp. Các luật sư đều thống nhất ở vấn đề nghề Luật sư phải có Tâm và có Tài, thống nhất giữa mối quan hệ Nhân Quả trong nghề Luật, làm thế nào để trở thành người luật sư chân chính.

Luật sư Nguyễn Minh Long – Giám đốc Công ty Luật Dragon đã thay mặt các luật sư tổng kết tọa đàm.  Luật sư Long khẳng đinh ý nghĩa tốt đẹp của buổi tọa đàm giúp cho các luật sư hiểu rõ về nghề Luật sư cũng như mối quan hệ Nhân quả trong nghề và đây cũng là cơ hội để các luật sư giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao tình đoàn kết.

Thay mặt tọa đàm, Luật sư Nguyễn Minh Long gửi lời cảm ơn chân thành tới Cư sỹ Từ Vân – Phạm Nhật Vũ. Cảm ơn tới vị khách quý, các Luật sư đồng nghiệp và các nhà tài trợ. Đài truyền hình An Viên Cảm ơn các phóng viên, đã tác nghiệp cùng chúng tôi để có buổi tọa đàm này được thành công. Luật sư Long cũng khẳng định sự thành công của buổi tọa đàm sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp,  là bước đệm vững chắc cho ý tưởng của Ban tổ chức sẽ tìm kiếm thời gian thích hợp, địa điểm để tiếp tục tổ chức những buổi tọa đàm tiếp theo trong thời gian ngắn nhất.