0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 377 Bộ luật Hình sự quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật

Chi tiết Điều 377  Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 377 Bộ luật Hình sự quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật

Chi tiết Điều 377  Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
      a) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;
      b) Ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;
      c) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;
      d) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;
      đ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;

b) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;

b) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;

c) Làm người bị giam, giữ tự sát;

d) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Văn bản hướng dẫn:

Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự

Chương 8:

CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

7) Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn tha trái pháp luật người bị giam (Điều 238). Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn giam người trái pháp luật (Điều 239).

+ Chủ thể của hai tội này là:

a) – Người có thẩm quyền trong việc giam, tha (như: kiểm sát viên, thẩm phán);

b) – Người có chức vụ, quyền hạn có quan hệ đến người bị giam, nhưng không có thẩm quyền quyết định việc giam hoặc tha (như: nhân viên trại giam có nhiệm vụ thi hành quyết định giam hoặc quyết định tha).

+ Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn tha trái pháp luật người bị giam và lạm dụng chức vụ, quyền hạn giam người trái pháp luật được thể hiện như:

– Hành vi của chủ thể nói ở điểm a là ra lệnh tha không có lý do chính đáng, hợp pháp người đã có lệnh giam hoặc đã có án tù giam; không ra lệnh tha người đã hết hạn giam.

– Hành vi của chủ thể nói ở điểm b là tự mình tha người đang bị giam khi không có quyết định của Viên kiểm sát hay của Tòa án; không chấp hành lệnh tha người hết hạn tạm giam hoặc người hết hạn tù giam hoặc quyết định tạm hoãn, miễn hoặc giảm việc chấp hành hình phạt của Tòa án.

+ Theo Điều 238, tội phạm bị xử lý theo khoản 1 trong trường hợp không có hoặc có hậu quả nghiêm trọng; bị xử lý theo khoản 2 trong trường hợp phạm tội ra lệnh tha hoặc tha trái pháp luật người bị giam về một tội nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như: người được tha trái pháp luật ra ngoài xã hội lại phạm tội nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu trong quần chúng…

Theo Điều 239, phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng được xử lý theo khoản 2 như: người đang bị giam đã có lệnh tha hoặc người hết hạn giam do không được tha mà uất ức dẫn tới tự sát, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội…

+ Hành vi tha, giam trái pháp luật nói trên được thực hiện do cố ý. Nếu hành vi được thực hiện do tùy tiện, thiếu trách nhiệm (tức là do vô ý) thì bị xử lý theo Điều 220 (nếu có hậu quả nghiêm trọng) hoặc bị xử lý hành chính (nếu không có hậu quả nghiêm trọng).

+ Hành vi giam người trái pháp luật (người không có tội hoặc người không đáng bị giam) bị xử lý về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 119).

8) Tội không chấp hành án, tội cản trở việc thi hành án (Điều 240)

+ Tội không chấp hành án là tội của người mặc dù áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết mã vẫn cố ý không chấp hành án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

+ Tội không chấp hành án là tội của người mặc dù bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết mà vẫn cố ý không chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ở đây là án và quyết định về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động; án hình sự về cải tạo không giam giữ, quản chế, phạt tiền, bồi thường thiệt hại, tịch thu tài sản.

Đối với án hình sự về phạt tù, người được tại ngoại trốn thì bị truy nã và cưỡng chế chấp hành án; người bị giam trốn thì tùy từng trường hợp; bị xử lý theo Điều 84 (tội chống phá trại giam) hoặc theo Điều 245 (Tội trốn khỏi nơi giam).

Cố ý không chấp hành mặc dù bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết là những trường hợp như: bị cưỡng bức dọn đồ đạc để trả nhà chiếm giữ trái pháp mà kêu gào, xô đẩy, giằng co, gây huyên náo để chống lại; bị niêm phong, kê biên tài sản, phát mại tài sản hoặc khấu trừ lương (để buộc phải bồi thường thiệt hại, phải trả nợ hoặc thi hành việc trợ cấp nuôi con…) mà cũng có những hành vi như trên và có khi còn có những lời nói gây ảnh hưởng xấu cho cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội; người đang chấp hành án cải tạo không giam giữ đã được giải thích, giáo dục, răn đe vẫn không chịu nộp phần khấu trừ thu nhập do quyết định của bán án hoặc vẫn lẩn trốn sự giám sát, giáo dục của cơ quan hoặc tổ chức xã hội được giao trách nhiệm.

+ Tội cản trở việc thi hành án là tội của người có lợi dụng chức vụ, quyền hạn xúi giục hoặc tạo điều kiện cho người chấp hành án không chấp hành án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án (thí dụ: không bắt người bị kết án tù đang tại ngoại đi chấp hành hình phạt; không khấu trừ tiền lương của bị đơn theo đúng chính sách pháp luật; không cho người có trách nhiệm thuộc quyền của mình thực hiện quyền lực của Nhà nước trong việc thi hành án…).

Bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, nếu còn bị khiếu nại mà chưa có quyết định khác của cấp có thẩm quyền thì vẫn phải bị xử lý theo Điều 240.

+ Chủ thể của tội không chấp hành án là người có nghĩa vụ chấp hành bản án hoặc quyết định và cũng có thể là người có quyền lợi quan hệ với người có nghĩa vụ chấp hành án; chủ thể của tội cản trở việc thi hành án là người có chức vụ, quyền hạn, có trách nhiệm thi hành án (chấp hành viên hoặc người có nghĩa vụ thực hiện quyền lực của Nhà nước trong việc thi hành án… hoặc người có chức vụ, quyền hạn, nhưng không có nghĩa vụ về việc thi hành án (như cán bộ cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội…).

+ Hai tội phạm đều được thực hiện do cố ý.

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long