0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 311 Bộ luật Hình sự quy định về Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc 

Chi tiết Điều 311 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 311 Bộ luật Hình sự quy định về Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc

Chi tiết Điều 311 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 311. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Làm chết 03 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

–           Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định.

–           Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý

–           Khách thể của tội phạm:

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc là tội xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với chất cháy, chất độc.

Đối tượng tác động của tội phạm này là chất cháy, chất độc.

Chất cháy: Là chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc khi có tác động của các yếu tố khác và những chất dễ tự bốc cháy ở nhiệt độ không cao

Chất độc: Những chất có độc tính rất cao và rất có hại đối với sức khoẻ và tính mạng của con người, nếu bị nhiễm phải một liều lượng nhất định nào đó.

–           Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan

Người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc thực hiện hành vi khách quan hoàn toàn tương tự như đối với người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ quy định tại Điều 236 Bộ luật hình sự.

+ Hậu quả

Hậu quả của hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này nhưng việc xác định hậu quả là rất cần thiết. Nếu hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tuỳ trường hợp, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3  hoặc khoản 4 của điều luật.

Văn bản hướng dẫn:

Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự

Chương 6:

CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG VÀ TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

 

  1. Tội vi phạm các quy định về quản lý vũ khí, phương tiện kỹ thuật, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ (Điều 192).

Tội phạm này có các dấu hiệu:

– Có hành vi vi phạm các quy định về đặt kho, bảo quản, vận chuyển, sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ.

Những quy định hiện đang được áp dụng là Pháp lệnh ngày 27-9-1961 quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy; Nghị định số 175/CP ngày 11-12-1964 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý vũ khí quân dụng và vũ khí thể thao quốc phòng; Nghị định số 33/CP ngày 24-2-1973 của Hội đồng Chính phủ về việc tàng trữ và sử dụng vật liệu nổ; Nghị định số 94/HĐBT ngày 2-7-1984 của Hội đồng Chính phủ về việc tàng trữ và sử dụng vật liệu nổ; Nghị định số 94/HĐBT ngày 2-7-1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định bổ sung hai Nghị định nói trên.

– Gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác như: làm 1 người chết hoặc 2 người bị thương nặng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản dưới 100.000 đồng trở lên.

– Chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn về việc thực hiện những quy định nói trên phạm tội do thiếu trách nhiệm.

Cần lưu ý phân biệt các tội phạm quy định ở Điều 192, Điều 95 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự), Điều 96 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, Điều 268 (tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí) và Điều 193 (tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí gây hậu quả nghiêm trọng).

Chủ thể của tội phạm quy định ở Điều 192 là người có chức vụ, quyền hạn trong việc đặt kho, bảo quản, vận chuyển, sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật, chất nổ chất cháy, chất độc, chất phóng xạ); chủ thể của tội phạm quy định ở các Điều 94 và 96 là bất kỳ ai, không có chức vụ, quyền hạn về các vấn đề trên; còn chủ thể của tội phạm quy định ở Điều 268 là quân nhân được giao sử dụng vũ khí, chất nổ.

– Tội phạm quy định ở các Điều 192 và 268 có dấu hiệu bắt buộc là có hậu quả, còn tội phạm quy định ở các Điều 95 và 96 không có dấu hiệu bắt buộc đó.

– Về mặt khách quan, tội phạm quy định ở Điều 192 là “vi phạm các quy định về đặt kho, bảo quản, vận chuyển, sử dụng vũ khí…” (nhiều loại vũ khí…); tội phạm quy định ở điều 193 ”… để người khác sử dụng vũ khí…” (một vũ khí cụ thể mà chủ thể được giao để sử dụng), nhưng do thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí gây hậu quả nghiêm trọng.

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long