0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 253 Bộ luật Hình sự quy định về tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Chi tiết Điều 253 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy

  1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    b) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam;
    c) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 75 mililít đến dưới 300 mililít
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Phạm tội 02 lần trở lên;
    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    đ) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam;
    e) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 300 mililít đến dưới 750 mililít;
    g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
    h) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
    i) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:
    a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 500 gam đến dưới 1.200 gam;
    b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít đến dưới 1.800 mililít.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng 1.200 gam trở lên;
    b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích 1.800 mililít trở lên.
  5. Trường hợp phạm tội có cả tiền chất ở thể rắn và tiền chất ở thể lỏng thì được quy đổi để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, với tỷ lệ 01 gam tiền chất ở thể rắn tương đương với 1,5 mililít tiền chất ở thể lỏng. Sau khi quy đổi, số lượng tiền chất thuộc khoản nào, thì người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản đó.”.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

Luật sư phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

  • Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể các tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

  • Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.

  • Khách thể của tội phạm:

Hành vi phạm các tội nêu trên đã xâm phạm các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.

  • Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của các tội nêu trên có một trong các hành vi sau:

+  Tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

+  Vận chuyển tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

+  Mua bán tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

+  Chiếm đoạt tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

Lưu ý: Cần lưu ý người tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự khi các hành vi đó được thực hiện nhằm mục đích sản xuất trái phép chất ma túy hoặc nhằm bán lại người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy.

Trường hợp không chứng minh được mục đích nhằm sản xuất trái phép chất ma túy hoặc mục đích nhằm bán lại cho người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy thì không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự mà tùy từng trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác theo quy định của Bộ luật Hình sự.

+ Trong trường hợp tiền chất có trọng lượng dưới 50 gram (đối với tiền chất ở thể rắn) hoặc dưới 75 mililit (đối với tiền chất ở thể lỏng) thì áp dụng khoảng 4 Điểu 8 Bộ luật Hình sự để không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính.

+ Người nào biết người khác đi mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà gửi tiền nhờ mua hộ chất ma túy để sử dụng và sau khi mua được chất ma túy người đi mua bị bắt giữ, thì việc xác định trọng lượng chất ma túy để xem xét trách nhiệm đối với từng người sau:

  • Người mua hộ chỉ phải chịu trách nhiệm về trọng lượng chất ma túy mà họ nhờ mua hộ.
  • Người đi mua phải chiu trách nhiệm về trọng lượng chất ma túy đã mua được (cho bản thân và mua hộ)
  • Người nào biết người khác mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma túy và bị bắt giữ nếu xét thấy trọng lượng chất ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy, thì người đó là đồng phạm với người mua về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy.
  • Trong trường hợp nhiều người nghiện ma túy cùng góp tiền mua chất ma túy để sử dụng trái phép và bị bắt giữ nếu tổng trọng lượng chất ma túy mua được đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy, thì họ cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy; nếu trọng lượng chất ma túy chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, thì đối với người nào có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy.

–  Người nào nghiện ma túy có chất ma túy hoặc bỏ tiền mua chất ma túy cho những người nghiện ma túy khác cùng sử dụng và bị bắt giữ nếu trọng lượng chất ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy; nếu trọng lượng ma túy chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, thì đôi với người nào có đủ các yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy.

Văn bản hướng dẫn:

  • Hướng dẫn toàn điều:

+ Thông tư liên tịch số: 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999.

+ Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015  sửa đổi Thông tư liên tịch số: 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP  ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999

  1. VỀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ TÌNH TIẾT LÀ YẾU TỐ ĐỊNH TỘI HOẶC ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT
  2. Về một số khái niệm

1.1. “Chất ma túy” là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. Trong đó, cần phân biệt các trường hợp sau:

a) Đối với các chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch hoặc chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng thì không coi toàn bộ dung dịch hoặc dung dịch pha loãng này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng chất ma túy trong dung dịch để tính, trọng lượng chất ma túy đó.

Ví dụ: Thuốc phiện, hêrôin được hòa thành dung dịch thì không coi toàn bộ dung dịch này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moócphin cùng với các thành phần khác của thuốc phiện trong dung dịch để tính trọng lượng của thuốc phiện hoặc xác định hàm lượng moócphin cùng với các thành phần khác của hêrôin để tính trọng lượng hêrôin”.

b) Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác định hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện.

1.2. “Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong các danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành

1.4 Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng đẻ xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau:

a, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;

b, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;

c, Xái thuốc phiện;

d, Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d tiết 1.4 Mục này, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật.

Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy.

Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật Hình sự, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này.

Trường hợp không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất nhưng có căn cứ xác định được trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh và điều khoản tương ứng.

  • Hướng dẫn khoản 1:

Thông tư liên tịch số: 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999.

  1. VỀ CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
  2. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 195).

4.1. “Tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp tiền chất ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, hoặc cho vào thùng xăng xe…) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

4.2. “Vận chuyển tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tiền chất từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, quần, nuốt vào bụng…; có thể để trong hành lý như vali, túi xách…) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

4.3. “Mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:

a) Bán tiền chất cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

b) Mua tiền chất nhằm bán cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

c) Xin tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

d) Dùng tiền chất để trao đổi, thanh toán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

đ) Dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán lấy tiền chất nhằm bán lại cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

e) Tàng trữ tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

g) Vận chuyển tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy.

4.4. “Chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt… tiền chất của người khác để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

4.5. Người tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 195 của BLHS khi các hành vi đó được thực hiện nhằm mục đích để sản xuất trái phép chất ma túy hoặc nhằm bán lại cho người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy. Trường hợp không chứng minh được mục đích nhằm sản xuất trái phép chất ma túy hoặc mục đích nhằm bán lại cho người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy thì không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 195 của BLHS mà tùy từng trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác theo quy định của BLHS.

Trong trường hợp tiền chất có trọng lượng dưới 50 gam (đối với tiền chất ở thể rắn) hoặc dưới 75 mililít (đối với tiền chất ở thể lỏng) thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS để không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính.

  • Hướng dẫn điểm b khoản 2 “Phạm tội 02 lần trở lên”:

Thông tư liên tịch số: 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999.

  1. VỀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ TÌNH TIẾT LÀ YẾU TỐ ĐỊNH TỘI HOẶC ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT

2.3. Tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2 các điều 193, 194, 195, 196, 197, 198, 200 và 201 của BLHS được hiểu là đã có từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên, hai lần bán trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu điều luật có quy định về số lượng chất ma túy để định khung hình phạt.

Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đối với một người từ hai lần trở lên cũng bị coi là phạm tội nhiều lần.

  • Hướng dẫn điểm c khoản 2 “Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” và điểm d khoản 2 “Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức”

Thông tư liên tịch số: 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999.

  1. Về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt.

2.1. Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 2 các điều 193, 194, 195, 196 và 198 của BLHS, được hiểu là người phạm tội đã dựa vào chức vụ, quyền hạn mà mình được đảm nhiệm để thực hiện hành vi phạm tội.

2.2. Tình tiết “lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” quy định tại khoản 2 các điều 193, 194, 195 và 196 của BLHS được hiểu là người phạm tội đã lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc công tác để thực hiện hành vi phạm tội.

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long