0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 208 Bộ luật Hình sự quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác

Chi tiết Điều 208 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 208. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác

  1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  2. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  3. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
  4. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

– Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, là bất kỳ người nào đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm này được thưc hiện với lỗi cố ý.

– Khách thể của tội phạm

Tội phạm này xâm phạm đến sự quản lý tài chính (các phương tiện thanh toán) của Nhà nước đối với việc vận chuyển, lưu hành tiền, ngân phiếu và công trái.

– Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm này là bao gồm 4 dạng hành vi: làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Cụ thể:

+ Làm tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả hoặc có thể chỉ là một công đoạn của quá trình đó. Được thể hiện qua hành vi in, vẽ, phôtô… để tạo ra các đối tượng này giống như thật (nhằm làm cho người khác bị nhầm lẫn tưởng lầm là séc thật, giấy tờ có giá trị thật).

+ Tàng trữ tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Đây là hành vi cất giữ trái phép trong nhà, trong người hoặc ở một nơi nào đó một cách trái pháp luật (như giấu trong nhà, chôn dưới đất…) các loại tiền giả, công trái giả, ngân phiếu giả.

+ Vận chuyển tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả: là hành vi vận chuyển tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả từ địa điểm này đến địa điểm khác trái với quy định của pháp luật. Hành vi vận chuyển tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả có thể được thực hiện bằng bất kì hình thức nào như mang theo người, chuyển qua đường bưu điện, tầu hỏa, máy bay…

+ Hành vi lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả là hành vi mua đi bán lại các đối tượng đó dưới bất kì hình thức nào như mua bán theo nghĩa thông thường, trao đổi, thanh toán bằng tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả….

Tội phạm này không đòi hỏi dấu hiệu hậu quả là cấu thành tội phạm, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi kể trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

Văn bản hướng dẫn:

  • Hướng dẫn khoản 1 về “Công cụ chuyển nhượng”

Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

  1. Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.

– Hướng dẫn khoản 1 về “Các giấy tờ có giá”

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

Điều 6. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Giấy tờ có giálà bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

F: www.facebook.com/congtyluatdragon

Y: www.youtube.com/congtyluatdragon

Trân trọng!