0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Công ty luật tại Hà Nội tư vấn thủ tục nhận con nuôi

Kính gửi Văn phòng luật sư tại Hà Nội

Con tôi sinh ngày 12/11/1998,đã đi du học tại Mỹ được gần hai năm.Từ lúc sang Mỹ cháu sống ở nhà bạn tôi là (việt kiều) và vợ là người Mỹ đế đi học tại trường Saint Mary,Missouri.
Bây giờ hai vợ chồng người bạn tôi muốn nhận cháu làm con nuôi nên họ nhờ luật sư quen biết thuộc một Công ty luật ở Mỹ tiến hành làm thủ tục nhận con nuôi. Tôi gởi kèm theo email ghi yêu cầu của luật sư do bạn tôi viết. Nếu Công ty luật có thể hoàn thành các yêu cầu trên,tôi sẽ chuyển địc chỉ, email của luật sư đến anh để trao đổi trực tiếp.

Trân trọng cảm ơn Văn phòng luật sư Dragon!

=========================

Luật sư tư vấn như sau:
Theo thông tin mà chúng tôi nhận được từ e-mail, thì Luật sư phía bên Mỹ yêu cầu cần có 4 loại giấy tờ, đó là: (i) Thư tư vấn ý kiến pháp lý (legal opinion) từ Luật sư Việt Nam; (ii) Giấy tờ thường trú; (iii) Hướng dẫn luật sư các bước cần thiết đối với việc nhận nuôi con nuôi trong nước (tại Việt Nam) tuân theo các quy định về yêu cầu nhập cư; (iv) Giấy tờ có liên quan đến Chứng minh thư nhân dân (Green card tại Mỹ tương đương với ID card tại Việt Nam).
Căn cứ vào yêu cầu trên của Luật sư nước bạn, Công ty luật Hà Nội chúng tôi hoàn toàn có thể cung cấp các giấy tờ và yêu cầu soạn thảo thư tư vấn cũng như hướng dẫn luật sư Dale các bước cần thiết để làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cần làm rõ hơn yêu cầu cụ thể để triển khai công việc hiệu quả.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi”. Như vậy, vợ chồng anh Hưng là Việt kiều tại Mỹ hoàn toàn có quyền nhận con nuôi là công dân Việt Nam.
Về điều kiện đối với người nhận con nuôi: căn cứ vào khoản 1 Điều 29 Luật Nuôi con nuôi: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và các điều kiện: (i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (ii) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; (iii) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; (iv) Có tư cách đạo đức tốt.
Những người sau đây sẽ không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Về hồ sơ của người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài:
– Hồ sơ giấy tờ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bản và gửi cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú, bao gồm:
a) Đơn xin nhận con nuôi;
b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ;
e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
g) Phiếu lý lịch tư pháp;
h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
– Hồ sơ giấy tờ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài được lập thành 03 bộ và gửi cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú, bao gồm:
a) Giấy khai sinh;
b) Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;
đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng
e) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em.
Đối với các thủ tục cần thiết phải thực hiện ở Việt Nam, Công ty Luật Dragon với đội ngũ Luật sư Hà Nội và chuyên viên tư vấn luật chuyên nghiệp sẽ phối hợp với Luật sư bên Mỹ tiến hành toàn bộ các thủ tục pháp lý tại Việt Nam.
Trân trọng cám ơn sự quan tâm và tin tưởng của Qúy khách!