0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Việc phân biệt đối xử, kỳ thị đối với những người bị nhiễm COVID -19, hoặc người từ vũng nhiễm bệnh được xử lý như thế nào?

Vừa qua, việc những người bị nhiễm COVID-19, hoặc người từ vùng nhiễm bệnh bị một số cá nhân kỳ thị. Theo quy định của pháp luật, việc phân biệt đối xử, kỳ thị được quy định như thế nào, theo Luật sư việc xử lý với các đối tượng này ra sao ạ.

Công ty Luật TNHH Dragon xin gửi lời chào trân trọng tới Quý báo!

Luật sư phúc đáp câu hỏi của anh/chị như sau “vừa qua, việc những người bị nhiễm Covid 19 hoặc người trở về từ vùng có dịch bị một số cá nhân kỳ thị và tung tin thất thiệt nhằm bôi nhọ họ trên mạng xã hội. Theo quy định pháp luật, việc phân biệt, kì thị được quy định thế nào, xử lý ra sao các đối tượng này?”

Luật sư Nguyễn Minh Long – Công ty Luật TNHH Dragon (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) có quan điểm như sau:

  1. Căn cứ pháp lý:
  • Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện
  1. Giải đáp câu hỏi

Việc tung tin thất thiệt đối với những người bị nhiễm Covid hoặc người trở về từ vùng dịch khiến cộng đồng có cái nhìn lệch lạc về họ, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ là một trong những hành động kì thị phổ biến nhất trong xã hội thời gian qua. Pháp luật nghiêm cấm hành vi này. Tùy vào hành vi, mục đích hành vi cụ thể có thể xử phạt hành chính hoặc khởi tố hình sự về các tội làm nhục người khác, vu khống.

Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.

Ngoài ra, nếu hành vi này nghiêm trọng, đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội làm nhục người khác, có thể bị phạt tù lên đến 5 năm.

”1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

A) Phạm tội nhiều lần;

B) Đối với nhiều người;

C) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

D) Đối với người thi hành công vụ;

Đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

  1. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Trường hợp hành vi của người này chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm g khoản 3 điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

”…3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;”

Trên đây là một số ý kiến pháp lý của Công ty Luật Dragon về những nội dung mà Quý báo quan tâm.

Công ty Luật Dragon trân trọng cảm ơn!

Luật sư Nguyễn Minh Long Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại     : 1900.599.979                     Hotline: 0983019109.

Trụ sở chính  :Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Website          www.vanphongluatsu.com.vn     Email: dragonlawfirm@gmail.com.