0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Tổ chức hành nghề Luật Sư ( Tập 1)

TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Chương này trình bày một số vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến việc thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề Luật sư Việt Nam bao gồm: Lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề Luật sư; Địa điểm và tổ chức trụ sở làm việc; Xây dựng quy trình tiếp khách hàng; Nhận diện thương hiệu tổ chức hành nghề Luật sư; Quan hệ với tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư và cơ quan quản lý nhà nước.

Các vấn đề pháp lý được trình bày ở chương này căn cứ theo quy định của Luật luật sư các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật luật sư và Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.

  1. PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ

Người có đủ tiêu chuẩn Luật sư được quy định tại điều 10 Luật luật sư muốn được hành nghề  phải có Chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ Tư pháp cấp và gia nhập vào Đoàn Luật sư tỉnh hoặc thành phố , đồng thời được Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp thẻ Luật sư.

Khi được công nhận là Luật sư và bắt đầu hành nghề Luật sư, các Luật sư thường được tích lúy kinh nghiệm, kiến thức, và kỹ năng hành nghề, thông qua làm việc hợp đồng cho các tổ chức hành nghề  Luật sư. Tùy từng lĩnh vực hành nghề, quá trình làm việc có thể kéo dài từ 05 năm đến 10 năm hoặc lâu hơn trước khi một Luật sư đủ năng lực làm việc độc lập trong lĩnh vực hành nghề của mình và có khả năng phát triển khách hàng.

Pháp luật cũng cho phép Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, tức là làm Luật sư theo hợp đòng lao động cho cơ quan tổ chức không phải là tổ chức hành nghề Luật sư (như doanh nghiệp hoặc ngân hàng). Tuy nhiên Luật sư hành nghề với tư cách các nhân không được cung cáp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan tổ chức khác ngoài cơ quan tổn chức mình đăng ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp tham gia tố tụng hình sự và trợ giúp pháp lý theo chỉ định của cơ quan tố tụng hoặc Liên đoàn Luật sư mà Luật sư là thành viên

Các lĩnh vực hành nghề thường dược phân chia như sau:

  • Luật lĩnh vực hình sự;
  • Luật sư trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hành chính, hôn nhân – gia đình;
  • Luật sư trong lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực này rộng và được phân chia thành những lĩnh vực chuyên sâu như: Luật sư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; Luật sư trong lĩnh vực thị trường vốn; Luật sư trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; Luật sư trong lĩnh vực thuế; Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp thương mại; Luật sư trong các ngành kinh tế, kinh doanh cụ thể như bất động sản, xây dựng, bảo hiểm, cơ sở hạ tầng, năng lượng.v.v..

Ngay trong quá trình làm việc tại tổ chức hành nghề Luật sư và được sự hướng dẫn của Luật sư có kinh nghiệm hành nghề lâu năm, Luật sư mới hành nghề cần lựa chọn lĩnh vực chuyên sâu theo tính cách, năng lực, sở trường sở thích, và cơ hội nghề nghiệp mà mình có. Đây là cơ sở quan trọng để lựa chọn hình thích tổ chức hành nghề Luật sư sau này khi đã có khả năng hành nghề độc lập và khả năng phát triển khách hàng.

  1. LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Mặc dù trong thực tế, một Luật sư cần 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn đê có khả năng làm việc độc lập và phát triển khách hàng (tùy từng lĩnh vực hành nghề) trong lĩnh vực hành nghề của mình, Luật luật sư hiện hành quy định một số Luật sư chỉ được phép thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề Luật sư khi có ít nhất 2 năm kinh nghiệm hành nghề liên tục theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề Luật sư. Một điều kiện khác là, tổ chức hành nghề Luật sư được thành lập phải có trụ sở làm việc.

Một Luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề Luật sư.Trong trường hợp Luật sư ở các Liên đoàn Luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn Luật sư mà một trong các Luật sư đó là thành viên.

Một Luật sư có thể tự mình hoặc cùng Luật sư khác thành lập tổ chức hành nghề Luật sư theo một trong các hình thức sau đây:

Văn phòng Luật sư: do một Luật sư thành lập tổ chức hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tư nhân.

Công ty hợp danh: do ít nhất hai Luật sư thành lập và không có thành viên góp vốn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: do một Luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Do ít ít hai Luật sư thành lập và làm chủ sở hữu

Tổ chức hành nghề Luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn Luật sư mà Trưởng phòng là Luật sư hoặc giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty do Luật sư ở các Đoàn Luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký thành lập tại Sở Tư Pháp ở địa phương nới có trụ sở công ty. Hồ sơ đăng ký hoạt động bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu;
  • Dự thảo điều luật (nếu là công ty luật).
  • Bản sao cứng chỉ hành nghề Luật sư, bản sao thẻ Luật sư của Luật sư thành lập văn phòng Luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật ;và
  • Giấy chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề Luật sư

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn khác với văn  phòng Luật sư và công ty hợp danh về trách nhiệm của chủ sở hữu .Luật sư thành viên trong công ty luật trách nhiệm hữu hạn về trách nhiệm về các khoản nợ đóng góp vào công ty. Luật sư thành lập văn phòng Luật sư hoặc công ty luật hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng Luật sư hoặc công ty hợp danh.

Xét về tính chất, hình thức công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cho phép hành nghề trong nhiều lĩnh vực mà Luật sư là thành viên đã lựa chọn phát triển và hành nghề chuyên sâu trong sự nghiệp của mình. Còn hình thức văn phòng Luật sư và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thường được Luật sư lựa chọn thành lập để hành nghề chuyên sâu trong một lĩnh vực hoặc một vài lĩnh vực có quan hệ mật thiết với nhau mà Luật sư đó hành nghề.

Hình thức văn phòng Luật sư và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trên thực tế sẽ có lợi về chi phí hoạt động thấp và kiểm soát chất lượng dịch vụ pháp lý cũng như hoạt động của Luật sư sở hữu.Hình thức công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ đòi hỏi phải có điều lệ và thỏa thuận các Luật sư thành viên về quyền và nghĩa vụ của  các Luật sư thành viên, trách nhiêm nghề nghiệp của Luật sư thành viên, tổ chức bộ máy quản lý điều hành, quyền và trách nhiệm của Luật sư tham gia quản lý, quản lý trách nhiệm hành nghề Luật sư trong các nhóm làm việc  quản lý nhân sự, kế toán, thuế, phát triển khách hàng.v.v.. Hình thức công ty luật hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thường được lựa chọn trong lĩnh vực kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng doanh nghiệp, là mô hình có khả năng hợp tác kết nối thị trường.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hợp danh được phép hợp tác tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài dưới hình thức lên doanh hoặc công ty hợp danh ở Việt Nam. Tổ chức hành nghề Luật sư ở Việt Nam được đặt cơ sở hành nghề Luật sư ở nước ngoài theo quy định và giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

III.ĐỊA ĐIỂM VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC TRỤ SỞ LÀM VIỆC

Lựa chọn trụ sở làm việc là một quyết định quan trọng của tổ chức hành nghề Luật sư, trong đó có lựa chọn thuê văn phòng, sử dụng dịch cụ chia sẻ văn phòng, thiết bị văn phòng làm việc. Quyết định này phụ thuộc vào đối thượng khách hàng, lĩnh vực hành nghề và tổ chức hành nghề Luật sư.

Địa điểm trụ sở làm việc cần thuận tiện với khách hàng và việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng tùy thuộc vào việc đáp ứng nhu cầu gặp mặt trực tiếp khách hàng, tuy thuộc vào việc đáp ứng nhu cầu gặp mặt trực tiếp với khách hàng, quy mô và số lượng gặp mặt hàng ngày, hoặc cung cấp dịch vụ thông qua thông tin truyền thông từ xa và gặp mặt trực tiếp chủ yếu tại trụ sở làm việc của khách hàng. Các công ty quy mô vừa và lớn thường có xu hướng lựa chọn trụ sở làm việc ở Trung tâm các dô thị để phục vụ tốt nhất cho các khách hàng là doanh nghiệp. Tuy nhiên lựa chọn này đi kèm với chi phí thường xuyên lớn, đòi hỏi phải cân đối ngân sách hoạt động của mình để cân nhắc trụ sở làm việc cho phù hợp .Các văn phòng Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực hành nghề không đòi hỏi gặp gỡ khách hàng thường xuyên hoặc chủ yếu cung cấp dịch vụ pháp lý qua phương tiện truyền thông từ xa, sẽ có nhiều lựa chọn về trụ sở làm việc nhắm giải quyết chi phí hợp lý với việc chia sẻ văn phòng và thiết bị văn phòng phục vụ họp khách hàng khi có yêu cầu

Đầu tư cho nội thất văn phòng và thiết bị văn phòng cần phù hợp với số lượng nhân viên, mô hình tổ chức, lĩnh vực hành nghề và ngân sách hoạt động của tổ chức hành nghề Luật sư. Các công ty có quy mô vừa và lớn thường thiết kế văn phòng với hai khu chức năng chính: khu lễ tân tiếp khách và khu làm việc.

Khu lễ tân tiếp khách nằm ở sảnh vào, gồm quầy tiếp tân, biển hiệu, sảnh chờ và phòng họp tiếp khách hoặc thảo luận, làm việc nhóm. Khu lễ tân được bố trí riêng biệt với khu làm việc, để bảo đảm cho cuộc họ với không gian yên tĩnh, tính bảo mật và tính chuyên nghiệp cho các cuộc họp với khách hàng. Các phòng họp trực tiếp có quy mô khách nhau để phù hợp với các nhóm khách hàng hoặc nhóm làm việc khác nhau. Quầy lễ tân và các phòng họp được trang bị các thiết bị nghe nhìn để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và phù hợp với hoạt động của tổ chức hành nghề Luật sư.

Khu làm việc được chia thành các phòng làm việc của Luật sư hoặc nhóm Luật sư, phòng làm việc cho các bộ phận chức năng, khu làm việc mở dành cho thư ký và nhân viên hỗ trợ các nhóm làm việc. Gắn với khu làm việc có thư viện, phòng hồ sơ khách hàng, phòng in ấn và văn phòng phẩm, phòng công nghệ thông tin và lưu trữ thông tin điện toán. Tùy theo ngân sách của tổ chức hành nghề Luật sư, các văn phòng làm việc của Luật sư và các phòng chức năng được thiết kế để bảo đảm diện tích làm việc phù hợp, tính riêng tư, tính bảo mật, diều kiện làm việc được trang bị đầy đủ bàn ghế làm việc, điện thoại, máy tính, máy in, giá sách để hồ sơ, tủ các nhân. Ngoài ra, các công ty lớn có thể có thêm khu nhà ăn, khu sinh hoạt chung, phòng y tế và khu thể thao, giải trí cho nhân viên ngay tại trụ sở làm việc.

Tổ chức hành nghề Luật sư có quy mô nhỏ hơn sẽ thiết kế khu lễ tân và khu làm việc gọn nhẹ, phù hợp với diện tích phòng và ngân sách hoạt động. Tuy theo ghu thẩm mỹ và đối tượng khách hàng và hình ảnh muốn hướng tới, mà tổ chức hành nghề Luật sư có thể lựa chọn mức độ sang trọng và hiện đại của nội thất và thiết bị văn phòng.

  1. QUY TRÌNH TIẾP NHẬN KHÁCH HÀNG

Quy trình tiếp nhận khách hàng là một yếu tố rất quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng .Tổ chức hành nghề Luật sư cần thiết lập và thể hiện ở cả hình thức và nội dung thực hiện quy trình tiếp nhận khách hàng.

Để tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, thường là lần giao tiếp, tiếp xúc và giao dịch đầu tiên, Luật sư cần thực hiện bước tiếp cận thông tin có thể thực hiện thông qua việc đặt câu hỏi với khách hàng trong lần đầu gặp gỡ, trao đổi, cân nhắc, chỉ định Luật sư. Các câu hỏi thường nhằm mục đích tìm hiểu xem khách hàng thường làm việc với tổ chức hành nghề Luật sư hay Luật sư bào chữa và bản chất, các khía cạnh của vấn đề khách hàng cần sự hỗ trợ pháp lý gì. Bước tiếp cận thông tin nhằm xác định xem vụ việc của khách hàng có phải là loại việc Luật sư quan tâm và có khả năng xử lý hay không. Nếu vụ việc không phù hợp với khả năng của mình, Luật sư có thể vụ việc cho một Luật sư khác. Điều đó sẽ tiết kiệm thời gian của Luật sư và khách hàng, trong khi vẫn đảm bảo duy trì mối quan hệ với khách hàng trong vụ việc trong tương lai.

Nhân viên (pháp lý hành chính) của tổ chức hành nghề Luật sư cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Điều đó được thể hiện ở sự chuyên nghiệp quan tâm của nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng, tổ chức hành nghề Luật sư cần đào tạo nhân viên hiểu rõ điều này để có thái độ phù hợp.

Quy trình tiếp nhận khách hàng cần được thẻ hiện thành văn bản, trong đó nêu rõ các vấn đề quản lý hành chính và quản lý hành nghề. Quy trình tiếp nhận khách hàng có thể bắt đầu với triết lý hành ghề của tổ chức hành nghề Luật sư nhắm quản lý và xử lý các mối quan tâm của khách hàng, các quy định về thời gian làm việc và tính phí Luật sư, các quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng, các mẫu thỏa thuận và giấy tờ cần hoàn thiện hoặc ký kết để chỉ định Luật sư. Các mẫu thỏa thuận và giấy tờ tiếp nhận khách hàng cũng cần để mở cho các câu hỏi để làm rõ của khách hàng và có thể linh động sửa đổi nhằm đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu khách hàng.

Quy trình và hồ sơ tiếp nhận khách hành cũng được cá biệt hóa cho một số đối tượng khách hàng chính. Ví dụ, đối tượng khách hàng là doanh nghiệp sẽ khác khách hàng là cá nhân vì đây là hai chủ thể pháp lý khách nhau.

Quy trình tiếp nhận khách hàng phải đảm bảo thời gian hợp lý cho việc Luật sư trao đổi và đàm phán soạn thảo thư chỉ định Luật sư hoặc hợp đồng dịch vụ pháp lý trong đó có thỏa thuận về phí Luật sư với khách hàng. Quy trình và hồ sơ tiếp nhận khách hàng cần thể hiện rõ cách tính và mức phí Luật sư, cách kiểm chứng phí Luật sư và kỳ hạn phát hành hóa đơn.

Tổ chức hành nghề Luật sư cần đảm bảo dể khách hàng hiểu rõ các điều khoản trong thư chỉ định Luật sư hoặc hợp đồng dịch vụ pháp lý và khách hàng được giũ một bản của các tài liệu liên quan. Tổ chức hành nghề Luật sư cũng cần duy trì tính minh bạch, đầy đủ, thống nhất trong quy trình và hồ sơ tiếp nhận khách hàng.

  1. NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Tên của tổ chức hành nghề Luật sư được bảo hộ theo điều 38, điều 39 luật doanh nghiệp năm 2014 khi thực hiện đăng ký hoạt động với Sở Tư pháp tỉnh hoặc thành phố .Ngoài ra, tổ chức hành nghề Luật sư cần dăng ký bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ với tên mình với Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ khoa học và Công nghệ. Hệ thống bảo vệ nhãn hiệu dịch vụ thường có hiệu lực thực thi tốt hơn so với bảo về tên công ty theo luật doanh nghiệp.

Việc tiếp thị thông tin qua internet và mạng xã hội giờ đã trở thành phương thức phổ biến, một tổ hức hành nghề Luật sư cũng cần phải có website và kết nối mạng xã hội để thu hút công chứng, các khách hàng tiềm năng, Các phương thức tiếp thị, truyền thông là kênh quảng bá thương hiệu và hình ảnh của tổ chức hành nghề Luật sư ra thị trường.

Công chúng và khách hàng tiềm năng nhận diện một tổ chức hành nghề Luật sư như thế nào là phụ thuộc vào một tập hợp các đặc trưng nhận diện thể hiện sự khác biệt của tổ chức hành nghề Luật sư trong lĩnh vực hành nghề của mình và cá biệt hóa tài năng, khả năng chuyên biệt của Luật sư trong tổ chức hành nghề Luật sư. Điều đó quan trọng hơn trong việc quảng bá thương hiệu đơn thuần, vì các đặc trung nhận diện đó cho phép khách hàng tiềm năng biết được lý do họ quyết định chọn tổ chức hành nghề Luật sư này thay vì tổ chức hành nghề Luật sư khác và hiểu rõ sẽ đạt được mục đích gì khi chỉ định tổ chức hành nghề Luật sư đó giải quyết vụ việc của mình.

Một Luật sư hoặc tổ chức hành nghề Luật sư được biết đến với kinh nghiệm, khả năng chuyên biệt sẽ giúp xây dựng các đặc trung nhận diện của Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư, cũng như tạo ra nguồn khách hàng ổn định. Các đặc trung nhận diện được hình thành trên cơ sở các vụ việc và giao dịch thành công của tổ chức hành nghề Luật sư, khả năng chuyên sâu của Luật sư về một lĩnh vực hành nghề cụ thể, triết lý hành nghề, sự khác biệt của tổ chức hành nghề Luật sư cũng như sự ghi nhận truyền thống và giới kinh doanh đối với Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư.

Các kế hoạch truyền thông và tiếp thị cần tránh sự hiểu làm cho khách hàng tiềm năng .Tổ chức hành nghề Luật sư cần hiểu rõ các vấn đề mà khách hàng tiềm năn gặp phải và cần Luật sư giải quyết .Trên cơ sở đó, tổ chức hành nghề Luật sư cần truyền thông những khả năng kinh nghiệm đặc biệt mà Luật sư của mình có để giải quyết những vấn đề của khách hàng mọi thông tin thực tế, rõ ràng và dễ hiểu đối với khách hàng tiềm năng.

Các đặc trưng nhận diện của tổ chức hành nghề Luật sư còn thể hiện qua việc trình bày hặc truyền thông tin được chắt lọc từ các kinh nghiệm, vụ việc mà tổ chức hành nghề Luật sư là Luật sư thực hiện thành công .Việc này sẽ giúp lượng hóa phẩm chất năng lực đặc biệt của tổ chức hành nghề Luật sư đó.

Nhận diện thương hiệu còn gắn với các hoạt động phát triển khách hàng và hoạt động của cộng đồng của tổ chức hành nghề Luật sư như:

  • Chuẩn bị và gửi hồ sơ năng lực tổ chức hành nghề luật (chung và từng lĩnh vực cụ thể);
  • Tham gia các hiệp hội Luật sư, kinh doanh hoặc nghành công nghiệp;
  • Tham gia phát biểu tại các hội nghị và hội thỏa liên quan đến các lĩnh vực hành nghề;
  • Chương trình chăm sóc khách hàng;
  • Lien kết hợp tác hành nghề Luật sư;
  • Phát hành bản tin pháp luật, cẩm nang hành nghề và ấn phẩm chuyên sâu;
  • Quảng bá thương hiệu ;
  • Tham gia góp ý, xây dựng chính sách pháp luật ,và
  • Phát triển cộng đồng và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
  • BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ

Theo quy định của nghề Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Luật sư của tổ chức mình; Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động hành nghề của mình cho trường hợp lao động có thỏa thuận theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, đến nay, pháp luật chưa quy định cụ thể phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức tiền thương, điều khoản loại trừ, mức phí bảo hiểm đối với loại hình bảo hiểm bắt buộc này. Như vậy, tổ chức hành nghề Luật sư chưa phải tuân thủ một mức bảo hiểm tối thiểu với trách nhiệm nghề nghiệp của Luật sư.

Theo quy định của nhiều quốc gia và thông lệ quốc tế, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Luật sư thường được ký kết và thực hiện trên sơ sở đòi bồi thường trong thời hạn bảo hiểm dối với thiệt hại gây ra do lỗi sai, bỏ sót, cẩu thả, sơ xuất nghề nghiệp trong qua trình cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư cho khách hàng. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Luật sư thường không bảo hiểm đối với các trách nhiệm liên quan đến thủ tục tố tụng hình sự và trách nhiệm dân sự trong một số lĩnh vực như: Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, thiệt hại ngoài hợp đồng, nghĩa vụ thuế. Hợp đồng bả hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Luật sư chỉ bảo hiểm đối với những trách nhiệm được liệt kê cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm.

Công ty bảo hiểm đòi quyền lợi đòi bồi hoàn từ Luật sư hoặc tổ chức đã có hành vị cố ý hoặc khinh suất sau đây:

  • Tiết lộ hoặc vi phạm cam kết thông tin;
  • Vi phạm các điều khoản hoặc điều kiện hợp đồng bảo hiểm;
  • Có hành vi không trung thực hoặc lừa dối;

Ví dụ, Luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư không thông báo về những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm sẽ bị coi là vi phạm nghĩa vụ thông tin của bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm là chủ thể các nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm này.

Hiện nay tại Việt Nam, có nhiều công ty bảo hiểm cung cấp loại hình bảo hiểm trách nhiệm hành nghề Luật sư. Do chưa có quy định mức bảo hiểm tối thiểu nên các tổ chức hành nghề Luật sư có thể xem xét lựa chọn công ty bảo hiểm cũng như đối tượng khách hàng của từng tổ chức hành nghề Luật sư.

Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Luật sư không thay thế được trách nhiệm của tổ chức hành nghề Luật sư trong việc bồi thường thiệt hại do lỗi mà Luật sư của tổ chức đó gây ra cho khách hàng, nhưng đây là nghĩa vụ pháp lý vừa giúp cho tổ chức hành nghề Luật sư giảm gánh nặng tài chính khi có việc đòi bồi thường. Mặt khác, mức bảo hiểm trách nhiệm phù hợp sẽ giúp đảm bảo uy tín hành nghề của tổ chức hành nghề Luật sư với khách hàng. Trên thực tế, tổ chức hành nghề Luật sư có thể đám phán với khách hàng ký hợp đồng dịch vụ pháp lý về việc giới hạn trách nhiệm nghề nghiệp của Luật sư một cách phù hợp.

  1. QUAN HỆ GIỮA LUẬT SƯ VÀ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Tổ chức hành nghề Luật sư phối hợp với Đoàn Luật sư tỉnh ,thành phố nơi tổ chức có trụ sở hoặc chi nhành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Luật sư trong hành nghề, xử lý kỷ luật đối với Luật sư

Tổ chức hành nghề Luật sư thực hiện việc quản lý và đảm bảo cho Luật sư của tổ chức mình tuân thủ theo pháp luật, tuân theo điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Quy tắc, Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư ở Việt Nam.

Điều 14 Luật luật sư quy địn, tổ chức hành nghề Luật sư đăng ký người tập sự hành nghề Luật sư, người nhận tập sự hành nghề Luật sư, của Luật sư có điều kiện hướng dẫn đào tạo, giám sát, hỗ trợ người tập sự hành nghề có đủ điều kiện tham gia kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư, xin cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư.

Khoản 3 điều 39 Luật luật sư quy định, tổ chức hành nghề Luật sư  có quyền tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà Nước.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 40 Luật luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư có nghĩa vụ cử Luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn Luật sư; tạo điều kiện cho Luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia công tác, đào tạo, bồi dưỡng cho Luật sư.

Tổ chức hành nghề Luật sư có thể đăng ký với đoàn Luật sư và Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức thực hiện chương trình và cấp chứng chỉ tham gia bồi dưỡng kỹ năng quản trị, điều hành tổ chức hành nghề Luật sư.

Tổ chức hành nghề Luật sư chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức mình theo quy định của pháp luật (khoản 8 điều 40 Luật luật sư).