0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Luật sư tư vấn về quyền thừa hưởng tài sản

Văn phòng luật sư – Luật sư tư vấn về quyền thừa hưởng tài sản


Khách hàng hỏi:

Xin hỏi gia đình tôi có một căn nhà do mẹ tôi đứng tên. Mẹ tôi có con riêng và chung với dượng một đứa con chung và dượng đã có một đứa con riêng. Mẹ tôi đã mất được 19 năm nay và không để lại di chúc. Xin hỏi quyền thừa hưởng tài sản mẹ tôi để lại như thế nào?

Luật sư trả lời:

– Khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự 2005 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:

a, Không có di chúc,

b, Di chúc không hợp pháp,

c, Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d, Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

– Điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định người thừa kế theo pháp luật hàng thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

– Khoảng 2 Điều 676 Bộ luật dân sự quy định: những người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản như nhau.

– Điều 679 Bộ luật dân sự 2005 quy định quan hệ thừa kế giữa con riêng, bố dượng và mẹ kế: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại điều 676 và 677 theo quy định của Bộ luật này.”

– Điểm a khoản 4 điều 2 Nghị quyết Số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế:

Trường hợp trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

Tại mục a.3 quy định: Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

– Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản, do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng choc hung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận về quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng.

Vì mẹ bạn đã chết được 19 năm và không để lại di chúc nên theo quy định của pháp luật di sản thừa kế của mẹ bạn sẽ được chia như sau:

– Trường hợp mẹ và bố dượng bạn kết hôn theo đúng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản thừa kế của mẹ bạn sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật bao gồm: chồng, con riêng, con chung với chồng và con riêng của chồng.

– Trường hợp mẹ và bố dượng bạn không đăng ký kết hôn thì dượng bạn sẽ không được hưởng quyền thừa kế.

CÔNG TY LUẬT DRAGON