0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Kinh nghiệm của Luật sư giỏi tham gia Phiên tòa Dân Sự, Hình sự

Thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình trong các vụ án dân sự, kinh tế, Hôn Nhân gia đình, Thương mại, vvv hoặc Là luật sư tham gia bào chữa cho thân chủ của mình khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Luật sư bào chữa trong giai đoạn xét xử ở các vụ án hình sự.

Trách nhiệm của luật sư thông báo cho Thân chủ biết Hồ sơ đã chuyển sang tòa án.

Luật sư có trách nhiệm sao chụp lại hồ sơ vụ án, nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ chứng minh, thu thập bổ sung thêm những chứng cứ cần thiết, tư vấn cho gia đình định hướng bào chữa, tiếp cận với thân chủ tư vấn, chuẩn bị tâm lý, tinh thần cho thân chủ của mình, thu thập làm rõ các vấn đề liên quan đến kết luận điều tra, cáo trạng, để có quan điểm thống nhất, ngoài ra Luật sư đưa ra những văn bản có ý kiến quan điểm của Luật sư gửi cho Hội đồng xét xử, cũng như gửi kiến nghị, khiếu nại cáo trạng VKS, để các cơ quan tố tụng biết được những căn cứ pháp lý mà luật sư đang bảo vệ, Luật sư chuẩn bị các câu hỏi, bản luận cứ bào chữa để tham gia phiên tòa.

Trong quá trình tham gia tại tòa án,

Ở các phiên tòa, đều có nội quy của tòa, mọi vấn đề ở đây tất cả đều phải tuân thủ theo sự điều hành của Hội đồng xét xử. Không loại trừ một ai kể cả Luật sư là người tham gia tố tụng.

Phần trang phục:

Luật sư ăn mặc theo quy định  áo trắng sơ mi, quần âu đen, cà vạt mầu lông chuột, kèm theo huy hiệu của Liên Đoàn luật sư Hà Nội.

Phần thủ tục: Luật sư lắng nghe phần thủ tục, cần có ý kiến quan điểm của luật sư ( Nếu có).

Luật sư cung cấp tài liệu chứng cứ cho Hội đồng xét xử ở phần thủ tục phiên tòa.( nếu có)

Luật sư đặt các câu hỏi, làm sáng tỏ bản chất vụ án, lắng nghe quan điểm của viện kiểm sát, cáo buộc của vks có khác với cáo trạng hay không? Luật sư chuẩn bị phản biện và dùng các căn cứ để phản biện, đối đáp.

Luật sư chuẩn bị các tài liệu chứng cứ, các văn bản pháp luật, để đối chiếu so sánh, phản biện về khoa học, lý luận, thực tiễn khi áp dụng luật định.

Kết thúc đối đáp, sau phần nghị án, Luật sư ghi chép lại lời đọc của Chủ tọa khi tuyên án, về tội danh hình phạt đối với thân chủ của mình. Để một mặt tư vấn cho Thân chủ quyền kháng cáo, nội dung kháng cáo, thời hạn kháng cáo theo các quy định pháp luật.

Vướng mắc hạn chế đối với luật sư đặc biệt trong các vụ án hình sự:

  1. Trong quá trình tham gia phiên tòa, mặc dù luật không hạn chế quyền của luật sư về thẩm vấn, đặt câu hỏi, để làm sáng tỏ vụ án, Thông thường Chủ tọa( Hội đồng xét xử) sẽ ngắt lời luật sư và yêu cầu luật sư phải hỏi đúng trọng tâm với cáo buộc của viện kiểm sát. Để mục đích phản biện đối đáp với quan điểm của viện kiểm sát. Mặc dù trong tố tụng quy định và không cấm, Hội đồng xét xử có thể hỏi mở rộng, làm rõ các hành vi khác nếu xét thấy bỏ lọt tội phạm, xét thấy cần phải khởi tố bị cáo ở 1 tội danh khác, đó là quyền của Hội đồng xét xử theo quy chế nội quy phiên tòa.

Nhưng Luật sư mà hỏi không đúng trọng tâm, thì quyền của luật sư bị hạn chế bởi chủ tọa sẽ không cho Luật sư đặt thêm câu hỏi. Thậm chí Chủ tọa đang điều hành phiên tòa sẵn sàng với quan điểm của mình để yêu cầu Luật sư ra khỏi phòng xét xử. Mặc dù Chủ tọa không cần lập biên bản, không hội ý hội đồng xét xử, không hỏi quan điểm của Viện kiểm sát mặc dù vai trò của VKS là giám sát hoạt động tố tụng trong toàn bộ quá trình xét xử.

Bị cáo đang bị cáo buộc với khung hình phạt cao nhất từ chung thân đến tử hình mà chỉ có một luật sư tham gia bào chữa mà bị Hội đồng xét xử mòi (đuổi) Luật sư đó ra khỏi phiên tòa, liệu rằng bị cáo đó có bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của mình, cũng như vi phạm tố tụng hình sự.? Trách nhiệm thuộc về ai?

Hiện nay một số cơ quan tòa án khi đưa vụ án ra xét xử, Ở góc nhìn khác nhau, Thẩm phán đang có dấu hiệu lạm quyền. Cần phải được các nhà làm luật, nghiên cứu và sớm có quyết định để đảm bảo một phiên tòa dân chủ, công bằng văn minh, cũng như đảm bảo quyền của luật sư khi tham gia tố tụng cũng như đảm bảo quyền lợi chi bị can bị cáo tại phiên tòa xét xử.

  1. Quyền của Luật sư sau khi Chủ tọa tuyên bản án chưa có hiệu lực, thân chủ không đồng ý với bản án, muốn được luật sư bào chữa tư vấn về kháng cáo, tư vấn về các giao dịch dân sự đều bị hạn chế.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, Luật sư không thể tiếp cận được thân chủ của mình ( không thể tiếp cận bị can, bị cáo trong trại tạm giam để tư vấn pháp lý cho thân chủ của mình) về ý định kháng cáo, có những vụ án trong thời gian trở lại đây, các bị cáo đều kêu oan, nhưng vì không tiếp cận được với luật sư, nên ở trong trại tạm giam xuất hiện các tình trạng, quản giáo chỉ đồng ý cho bị can, bị cáo ký đơn kháng cáo ( Chỉ được phép nêu là xin giảm nhẹ). Là luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, sau khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bào chữa ở giai đoạn xét xử cấp Phúc thẩm, khi vào trại giam, hoặc sao chụp hồ sơ mới phát hiện đơn kháng cáo không đúng ý chí của bị cáo. Trường hợp này xảy ra thường xuyên và trong thời gian gần đây rất rất nhiều các trường hợp tương tự như vậy, Khi vụ án được cấp xét xử phúc thẩm đưa ra xét xử chỉ căn cứ vào đơn kháng cáo, còn ngoài nội dung trong đơn kháng cáo, thì không chấp nhận. Đây là những tình huống thực tiễn rất bất lợi cho bị can, bị cáo, ( Họ vẫn có quyền ) chỉ trừ khi bản án có hiệu lực mới xác định là có tội.

Khi xảy ra tình trạng như vậy, Luật sư chỉ tranh thủ lúc Thẩm phán vừa tuyên án, gặp thân chủ của mình nói được vài lời, về việc kháng cáo.. Nếu có những bị cáo có thể ghi nhận để có đơn kháng cáo theo tư vấn của Luật sư.. Nhưng thông thường các bị cáo bị sao nhãng và chi phối bởi thẩm phán tuyên án, hoặc trao đổi với gia đình, bịn rịn cùng với người thân,bố mẹ, vợ chồng con cái, nên Bị cáo không thể tổng hợp được những gì đã và đang diễn ra.

Khi muốn làm đơn kháng cáo, thì không biết nội dung kháng cáo vấn đề gì, kêu oan? Xin giảm nhẹ? Đề nghị xin chuyển tội danh, không phạm tội..v.v.v. Lúc này chỉ có bị cáo với ban giám thị trại giam, Để có cơ hội ký vào đơn kháng cáo theo mẫu thì bị phụ thuộc rất nhiều ở trại giam, vậy ý chí của Bị cáo, cũng như nguyện vọng để có một cái đơn kháng cáo sẽ không chính xác. Bị cáo lúc này hơn ai hết mong muốn Luật sư bên cạnh để trợ giúp và tư vấn chính xác vấn đề nội dung kháng cáo.

 Luật sư khuyến nghị các cơ quan chức năng:

 Không thể căn cứ vào quy định nội quy tòa án, để là cơ sở cho việc Thẩm phán muốn mời (đuổi) luật sư ra khỏi phòng xét xử mà cần có văn bản quy định cụ thể.

    • Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc Chủ tọa yêu cầu Luật sư ra khỏi phòng xét xử phải thỏa mãn các điều kiện gì? Cần phải có chế tài, có quy định, văn bản hướng dẫn cụ thể, đối với từng trường hợp với các luật sư trong quá trình bào chữa đối với tội ít nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tội có án tù từ mức chung thân hoặc tử hình… Nếu Luật sư bị mời ra ngoài như vậy ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của bị cáo trong quá trình xét xử cũng như vi phạm tố tụng khi bị cáo có mức án cao nhất là tử hình. Ngoài ra tôn trọng đại diện VKS là cơ quan giám sát hoạt động tố tụng. Nên chăng phải có trình tự thủ tục, Chủ tọa tạm dừng phiên tòa, lấy ý kiến của các hội thẩm, ý kiến của VKS, để xác định các căn cứ yêu cầu Luật sư ra khỏi phòng xét xử cho đúng quy định pháp luật.
    • Việc chủ tọa mời luật sư ra không đúng quy định sẽ bị xử phạt như thế nào? Chế tài đối với Hội đồng xét xử, Đối với Thẩm phán điều hành phiên tòa cũng cần phải có quy định rõ nét.
    • Nếu việc mời luật sư ra khỏi phòng xử mà làm ảnh hưởng đển quyền và lợi ích hợp pháp của Bị can, bị cáo, có phải tuyên hủy bản án, khi Hội đồng xét xử có dấu hiệu lạm quyền, hoặc ra quyết định trái pháp luật đối với Luật sư hay không? Cũng cần phải có quy chế, nguyên tắc, văn bản hướng dẫn cụ thể để đảm bảo phiên tòa công tâm theo đúng quy định của pháp luật.
    • Trong thời gian 15 ngày Bị cáo được quyền tiếp xúc với Luật sư bào chữa, để xác nhận phối hợp với Trại tạm giam trong việc Luật sư tư vấn, trợ giúp pháp lý cho thân chủ của mình, xác nhận tinh thần tự nguyện của Bị cáo, để bị cáo kháng cáo, dưới sự chứng kiến của Luật sư và đại diện trại giam giữ.

=====================================================================

Công ty luật Dragon – Đoàn Luật sư Hà Nội

Giám đốc – Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp – tư vấn luật đất đai – tư vấn luật hôn nhân – tư vấn luật hình sự – Luật sư tư vấn thu hồi nợ – Luật sư tư vấn pháp luật giao thông.

Luật sư bào chữa vụ án Hình sự – Luật sư bảo vệ trong các vụ án dân sự – Tranh tụng tại tòa

Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Văn phòng luật sư tại Hải Phòng: Số 102 Lô 14, đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, Tp Hải Phòng.

Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109

Website: www.vanphongluatsu.com.vn

Trân trọng!