0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 390 Bộ luật Hình sự quy định về tội không tố giác tội phạm

Chi tiết Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 390 Bộ luật Hình sự quy định về tội không tố giác tội phạm

Chi tiết Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 390. Tội không tố giác tội phạm

  1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”.
  2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

–           Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định những đối tượng sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu người phạm tội đã phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng như nêu ở trên.

Lưu ý:

Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

–           Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý

–           Khách thể của tội phạm:

Hành vi không tố giác tội phạm xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.

–           Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi: luôn biểu hiện ở dạng không hành động:

Có hành vi (không hành động) không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong mà mình biết rõ.

Tội phạm đang chuẩn bị: Là trường hợp người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.

Tội phạm đang thực hiện: Là trường hợp người phạm tội đang thực hiện các hành vi phạm tội mà chưa hoàn thành tội phạm đó (tức tội phạm đã hoàn thành).

Tội phạm đã được thực hiện là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong những hành vi cấu thành của một tội phạm cụ thể.

Không phải trong mọi trường hợp, việc không hành động của một người đều cấu thành và bị bị xem xét trách nhiệm hình sự ở tội danh không tố giác tội phạm theo Điều 390 Bộ luật hình sự. Chỉ cấu thành tội danh khi thỏa mãn đồng thời các yếu tố sau:

  • Biết rõ tội phạm đang diễn ra: là việc hoàn toàn có cơ sở để xác định rằng có tội phạm nếu không ngăn chặn kịp thời thì sẽ gây ra các hậu quả trên thực tế. Trong trường hợp biết rõ và có điều kiện để thực hiện hành động tố giác tội phạm mà không tố giác thì mới bị truy cứu TNHS. Còn nếu một người sau khi nắm bắt chắc chắn thông tin hoặc có căn cứ xác đáng tội phạm đang diễn ra nhưng không có điều kiện, cơ hội.. để tố giác thì hành vi của họ cũng không đủ yếu tố cấu thành tội danh tại Điều 390.
  • Tội phạm mà người phạm tội biết rõ là đang chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện phải là một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự (xem giải thích ở tội che giấu tội phạm), đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này.

Những tội phạm khác dù biêt rõ đã chuẩn bị, đã hoặc đang thực hiện mà không tố giác thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Văn bản hướng dẫn:

Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự

Chương 8:

CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

13) Tội che giấu tội phạm (Điều 246). Tội không tố giác tội phạm (Điều 247).

Hai tội này đều gây khó khăn cho việc phát hiện điều tra và xử lý người phạm tội, được thực hiện do cố ý, nhưng có chỗ khác nhau.

Tội che giấu tội phạm thể hiện ở hành vi không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, cũng như các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, tức là đã bằng hành động tích cực nhằm che giấu một trong những tội phạm được liệt kê tại Điều 246 khoản 1. Hành vi che giấu tội phạm mà có hứa hẹn trước được coi là đồng phạm về một tội phạm cụ thể.

Tội không tố giác tội phạm thể hiện ở hành vi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác (tức là bằng không hành động), một trong những tội được liệt kê tại Điều 247 khoản 1.

Chủ thể của hai tội phạm đều là do bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự; riêng đối với tội che giấu tội phạm, có thể là người lợi dụng chức vụ quyền hạn (Điều 246 khoản 2).

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long