0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 305 Bộ luật Hình sự quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

Chi tiết Điều 305 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 305 Bộ luật Hình sự quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

Chi tiết Điều 305 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

  1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
    c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
    d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
    đ) Làm chết người;
    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    i) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;
    b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;
    c) Làm chết 02 người;
    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;
    b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;
    c) Làm chết 03 người trở lên;
    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.”.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

–           Chủ thể của tội phạm:

Những người có đủ năng lực TNHS và đạt dộ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên. Theo quy định tại Điều 12, người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu TNHS về tội phạm này.

–           Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và mong muốn thực hiện được hành vi đó. Động cơ mục đích không là dấu hiệu bắt buộc.

–           Khách thể của tội phạm:  Xâm phạm an toàn công cộng

Đối tượng tác động của tội phạm này là vật liệu nổ.Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ.

–           Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi:

Tội phạm thể hiện ở hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các vật liệu nổ:

  • Hành vi chế tạo các vật liệu nổ là làm ra, chế biến, pha chế các chất để sản xuất các vật liệu nổ.
  • Hành vi tàng trữ các vật liệu nổ là cất giữ trong người, nơi ở, nơi làm việc….các vật liệu nổ trái với quy định của Nhà nước.
  • Hành vi vận chuyển trái phép các vật liệu nổ là chuyển dịch, đưa các vật liệu nổ từ địa điểm này đến địa điểm khác trái với quy định của Nhà nước.
  • Hành vi mua bán trái phép các vật liệu nổ là đưa các vật liệu nổ ra mua bán trao đổi bằng tiền hoặc các lợi ích vật chất khác. Các vật liệu nổ được Nhà nước độc quyền quản lý, vì vậy mọi hành vi mua bán vật liệu nổ đều là trái phép.

Các hành vi  sản xuất, mua bán, cất giữ, bảo quản sử dụng, vận chuyển vật liệu nổ hợp pháp được quy định tại Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 về vật liệu nổ công nghiệp.

  • Hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ là dùng vũ lực hoặc những thủ đoạn khác nhau lừa đảo, lén lút bí mật…để chiếm đoạt các vật liệu nổ. Mọi trường hợp chiếm đoạt vật liệu nổ đều là bất hợp pháp.

+ Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi trên. Nếu các hành vi được thực hiện độc lập với nhau thì người phạm tội phải chịu TNHS về từng hành vi cấu thành từng tội độc lập.

Văn bản hướng dẫn:

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Vật liệu nổlà sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:
  2. a) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
  3. b) Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
  4. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
  5. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự.

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long