0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 234 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã

 

Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thu lợi bất chính hoặc trị giá dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    d) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
    đ) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
    e) Vận chuyển, buôn bán qua biên giới;
    g) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
    h) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    i) Tái phạm nguy hiểm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
    a) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc của động vật hoang dã khác trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên;
    b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên
  3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
  5. a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  6. b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;”.
  7. c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  8. d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

  • Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì cả khoản 1 và khoản 2 của điều luật không có trường hợp là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

  • Mặt chủ quan của tội phạm:

Người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý, tức là họ nhận thức được hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của động đó đã bị Nhà nước cấm nhưng họ vẫn thực hiện.

  • Khách thể của tội phạm:

Nhà nước về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là các loại động vật hoang dã quý hiếm, trừ loài thuỷ sản vì nếu là thuỷ sản quý hiếm bị cấm khai thác thì thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 188 Bộ luật hình sự

Động vật hoang dã thì nhiều loài nhưng động vật hoang giã quý hiếm chỉ có một số loài.

Động vật quý, hiếm là loài động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài động vật quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt như: Sếu đầu đỏ; Khỉ mặt đỏ; Tê giác; Bò tót; Hổ; Gấu.v.v…

  • Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan:

Người phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:

  • Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm

Săn bắt động vật hoang dã quý hiếm là dùng các loại vũ khí hoặc phương tiện khác để bắt động vật hoang dã quý hiếm; có thể bắn chết hoặc bắt sống.

Giết động vật hoang dã quý hiếm là làm cho động vật hoang dã quý hiếm chết sau khi đã bắt được.

Vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm là hành vi dịch chuyển động vật hoang dã quý hiếm từ này sang nơi khác bằng bất cứ phương tiện gì, không bao gồm hành vi buôn bán; nếu người buôn bán động vật hoang dã quý hiếm đồng thời vận chuyển động vật đó thì chỉ coi là buôn bán.

Buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm là mua để bán động vật hoang dã quý hiếm nhằm thu lợi nhuận. Nếu săn bắt được động vật hoang dã quý hiếm rồi bán lại cho người khác thì không coi buôn bán.

  • Vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của động vật hoang dã quý hiếm

Sản phẩm của động vật hoang dã quý hiếm chính là các bộ phận cấu thành cơ thể của loại động vật hoang dã quý hiếm cụ thể và các sản phẩm được chế tạo từ các bộ phận đó như: thịt, xương, da, sừng, mật, lông… và các sản phẩm được chế tạo từ các bộ phận đó như: cao xương, cao toàn tính, mũ lông, áo lông…

+ Hậu quả:

Đối với tội phạm này, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi khách quan là tội phạm đã hoàn thành. Tuy việc xác định hậu quả của tội phạm cũng rất cần thiết vì nó là tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, nếu người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật.

+ Các dấu hiệu khách quan khác:

Đối với tội phạm này, tuy nhà làm luật không quy định thêm các dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc, nhưng muốn xác định hành vi phạm tội thì không thể không nghiên cứu các quy định của Nhà nước mà cụ thể là danh mục các loại động vật hoang dã quý hiếm bị cấm do Chính phủ ban hành.

Văn bản hướng dẫn:

  • Hướng dẫn điểm a khoản 1 về “Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB”

Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ)

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long