0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 226 Bộ luật Hình sự quy định về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Chi tiết Điều 226 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

“1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”;

    1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

    1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
    2. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;”.

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Luật sư phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

– Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Mặt chủ quan của tội phạm:

Người, pháp nhân phạm tội thực hiện tội phạm này vối lỗi cố ý.

Người phạm tội thực hiện tội phạm vì mục đích kinh doanh (vụ lợi), đây là một trong các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Như vậy người có các hành vi nêu ở trên nhưng không vì mục đích kinh doanh thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

– Khách thể của tội phạm:

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quyền sở hữu, quyền sử dụng các đỡi tượng sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân được pháp luật quy định và bảo vệ.

Đối tượng bị xâm hại gồm:

+ Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

+ Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

+ Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

+ Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

+ Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

+ Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Lưu ý: Các đối tượng nêu trên là các đối tượng được Nhà nước bảo hộ tức là đã được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

– Mặt khách quan của tội phạm:

* Về hành vi:

Có một trong các hành vi sau:

 

+ Có hành vi chiếm đoạt quyển sở hữu (quyền sở hữu trí tuệ) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Hành vi chiếm đoạt ở đây được hiểu là chuyển dịch một cách bất hợp pháp quyền sở hữu các đối tượng nêu trên từ của người khác thành của mình đồng thời làm cho chủ sở hữu của các đối tượng nêu trên mất đi khả năng thực tế thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với các đốì tượng bị chiếm đoạt.

Việc chiếm đoạt được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau để chiếm đoạt.

+ Có hành vi sử dụng bất hợp pháp (trái pháp luật) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trên.

* Các dấu hiệu khác: Hành vi nêu trên phải đạt tới quy mô thương mại thì mối bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Văn bản hướng dẫn:

  • Hướng dẫn khoản 1 về “Quyền sở hữu công nghiệp”:

Văn bản hợp  nhất số 19/VBHN-VPQH ngày 18/12/2013 của Văn phòng Quốc hội Hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Quyền sở hữu công nghiệplà quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

F: www.facebook.com/congtyluatdragon

Y: www.youtube.com/congtyluatdragon

Trân trọng!