0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 190 Bộ luật Hình sự quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Chi tiết Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

 

Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

  2. b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
  3. c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
  4. d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

  1. e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    d) Có tính chất chuyên nghiệp;
    đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
    e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
    g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
    h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
    k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
    l) Tái phạm nguy hiểm.

  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

    a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
    b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
    c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
    d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
    đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.”;

  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
  6. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  7. b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
  8. c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;”.
  9. d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

–   Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.

–   Mặt chủ quan của tội phạm:

Người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm, thấy trước được hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm nào được thực hiện do cố ý gián tiếp.

–   Khách thể của tội phạm:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý đối với các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm lưu thông (kinh doanh).

Đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Cụ thể

+Pháo nổ các loại

+Các loại đồ chơi nguy hiểm,

+Thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất,

+Dịch vụ môi giới hôn nhân,

+Và một số mặt hàng, dịch vụ được quy định tronh danh mục mà Chính phủ quy định.

  • Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

+  Về hành vi

–  Đối với tội sản xuất hàng cấm:

Có hành vi sản xuất hàng cấm (hàng cấm là các loại hàng hoá mà theo quy định của Nhà nước bị cấm kinh doanh).

Sản xuất là việc làm ra các sản phẩm vật chất để đưa vào lưu thông trên thị trường (nhưng thuộc đối tượng bị Nhà nước cấm) thông qua các phương tiện kỹ thuật, công cụ thô sơ… và kết hợp với kỹ thuật hiện đại hoặc phương pháp thủ công đơn giản.

–  Đối với tội buôn bán hàng cấm:

Có hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền để trao đổi giữa bên mua và bên bán. Bên bán nhận được một khoản tiền, tài sản hoặc giấy tờ có giá trị khác. Còn bên mua nhận hàng cấm hoặc ngược lại để thu lợi bất chính.

+ Các dấu hiệu khác (dấu hiệu chung)

Mặc dù mỗi tội đã có các dấu hiệu riêng như nêu trên nhưng chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm này khi có một trong các dấu hiệu cấu thành cơ bản sau đây:

–   Hàng cấm có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn.

–  Nếu hàng cấm không bị coi là số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm hoặc tại các điều sau đây:

+ Tội buôn lậu.

+ Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.

+  Tội sản xuất, buôn bán hàng giả.

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

+ Tội kinh doanh trái phép.

+  Tội trốn thuế.

–  Hoặc đã bị kết án về các tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm (về hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm).

Lưu ý:

Về đối tượng hàng cấm là hàng hoá cấm kinh doanh.

Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.

–   Các chất ma tuý.

–   Một số hoá chất bảng 1 (theo công ước quốc tế).

–   Các sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách.

–   Các loại pháo.

–   Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các chương trình trò chơi điện tử).

–   Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

–   Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng.

–   Thuỷ sản cấm khai thác, thuỷ sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thuỷ sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

–  Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

–  Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giông cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khoẻ con người, môi trường, hệ sinh thái.

–  Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giông cây gây hại cho sức khoẻ con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái.

–   Khoáng sản đặc biệt, độc hại.

–   Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường.

–   Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng này và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

–   Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

–   Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

–   Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amiibole.

Văn bản hướng dẫn:

  • Hướng dẫn điểm b khoản 1 “Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao”

Công văn Số: 154/TANDTC-PC ngày 25/7/2017 của Tòa án nhân dân tối cao V/v xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa

  • Hướng dẫn điểm c khoản 1 “Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam”

+ Công văn số 340/TANDTC-PC ngày 22/12/2017 của Tòa án nhân dân tối cao

Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15-04-2009 của Chính phủ về quản lý sử dụng pháo thì:

“3. Pháo nổ là loại sản phẩm có chứa thuốc pháo được chế tạo bằng các công nghệ khác nhau không phân biệt xuất xứ và nơi sản xuất, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây nên tiếng nổ.

  1. Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ gây phản ứng hóa học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ.”

Theo hướng dẫn tại điểm a mục 1 Phần I Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25-12-2008 của Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo thì: “Pháo nổ” (không phân biệt xuất xứ hoặc nơi sản xuất) là loại sản phẩm bên trong có chứa thuốc pháo và khi có yếu tố ngoại lực tác động thì gây tiếng nổ”.

Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ có quy định về “pháo nổ” và “pháo hoa”, không có quy định về “pháo hoa nổ”. Do đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định cơ quan chuyên môn để xác định vật chứng thu giữ là pháo nổ hay pháo hoa.

Trường hợp kết luận giám định của cơ quan chuyên môn xác định vật chứng thu giữ là pháo nổ hoặc có đầy đủ các đặc tính của pháo nổ (có chứa thuốc pháo và gây tiếng nổ) thì xem xét, xử lý về hình sự, không phụ thuộc vào việc loại pháo này có các đặc tính khác (như tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc…); việc xử lý đối với trường hợp này được thực hiện như hướng dẫn tại Công văn số 91/TANDTC-PC ngày 28-4-2017 của Tòa án nhân dân tối cao về xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ trong nội địa.

Trường hợp kết luận giám định của cơ quan chuyên môn xác định vật chứng thu giữ là pháo hoa, không có các đặc tính của pháo nổ (có chứa thuốc pháo và gây tiếng nổ) thì không xác định là hàng cấm và không xử lý về tội “tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 1999.

====================================================

Văn phòng luật sư Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính văn phòng luật sư Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Văn phòng luật sư Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Văn phòng luật sư cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

F: www.facebook.com/congtyluatdragon

Y: www.youtube.com/congtyluatdragon

Trân trọng!