0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Cách ly có thu phí người từ vùng dịch có đúng với tinh thần chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ?

Công ty Luật TNHH Dragon xin gửi lời chào trân trọng tới Quý khách hàng!

  1. Mấy ngày gần đây, nhiều tỉnh thành quyết liệt yêu cầu những người từ vùng dịch không thuộc diện “đặc biệt” được nêu trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng đều phải đi cách ly y tế tập trung và yêu cầu họ tự trả các chi phí, tiêu biểu là Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam và mới đây là Quảng Ninh. Theo luật sư, khi đưa ra những chỉ đạo này, các tỉnh thành có thể đã căn cứ vào những cơ sở pháp lý nào?

Luật sư nhận định, những cơ sở pháp lý lãnh đạo các tỉnh thành đã áp dụng để đưa ra những chỉ đạo quyết liệt nêu trên là:

– Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng về cách ly xã hội;

– Văn bản 2601/VPCP-KGVX hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly xã hội

Quy định phải cách ly tập trung 14 ngày và tự chi trả chi phí trong những ngày cách ly tập trung chỉ áp dụng đối với những trường hợp không có lý do chính đáng di chuyển đến từ các địa phương đã bùng phát dịch. Còn lại, những trường hợp ‘đặc biệt’ đã được nêu cụ thể trong hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng thì vẫn có thể ra vào các địa phương này bình thường mà không phải cách ly y tế.

Thứ nhất, về quy định cách ly y tế 14 ngày

Căn cứ Văn bản 2601 có nội dung:“5. Các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan, chủ động điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm phù hợp với các nội dung nêu trên; phối hợp, giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề vướng mắc phát sinh.”, lãnh đạo các địa phương căn cứ theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và các văn bản pháp luật về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm để có những chỉ đạo đối với địa phương của mình là đúng theo tinh thần chung trong thời điểm vàng chống dịch hiện nay.

Thứ hai, về quy định thu phí người bị cách ly

Về việc thu phí cách ly, khoản 16 Điều 2 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định “Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.”

Căn cứ các quy định của Luật này cũng như Thông tư số: 32/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ, quản lý và sử dụng kinh phí đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, những đối tượng này sẽ được miễn phí các chi phí sinh hoạt trong thời gian cách ly.

Khi đứng vào vai của người trong cuộc:

Mục đích chính là để nhân dân tự có trách nhiệm với chính hành động của mình. Khi Thủ tướng đã công bố dịch trên toàn quốc, đã có chỉ thị cách ly xã hội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà khi không có lý do chính thì những người không tuân thủ phải có trách nhiệm với hành động của mình bằng việc tự chi trả chi phí cách ly.

Chính sách mới này của một số tỉnh/thành phố nhằm mục đích giáo dục răn đe trong cộng đồng, là động thái cụ thể hơn của lãnh đạo một số tỉnh thành giúp Chỉ thị 16 của Thủ tướng phát huy tối đa hiệu quả. Nạn chế đi lại đối với những người không có lý do chính đáng bằng cách đánh vào biện pháp cách ly và tài chính là biện pháp hiệu quả để mọi người dân cần có trách nhiệm hơn nữa trong mỗi việc làm của mình trong giai đoạn chống dịch căng thẳng hiện nay. Bởi lẽ có thể chỉ vì hành động “không cần thiết” của một cá nhân có thể làm cho công sức chống dịch của lãnh đạo Nhà nước và toàn thể nhân dân trong thời gian qua đổ sông đổ bể.

Bàn luận sâu hơn về quy định thu phí của người cách ly, theo Điều 2 Thông tư: 32/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, những người cách ly sẽ được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh với cơ sở y tế công lập khi phát hiện, điều trị các bệnh truyền nhiễm và tiền sinh hoạt như ăn uống, các đồ dùng thiết yếu,…và những chi phí khác. Nguồn  kinh phí từ ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước; nguồn vận động, đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hiện nay có các nguồn: ngân sách công, bảo hiểm xã hội, nguồn vận động đóng góp. Như vậy, xét trên ngân sách công của Nhà nước cũng như địa phương , nếu dịch bệnh kéo dài thì rất dễ dẫn tới tình trạng lạm chi khi lại tiếp tục miễn chi phí cho những đối tượng mà theo lãnh đạo các tỉnh thành là di chuyển đi về giữa các tỉnh thành không có lý do chính đáng. Bởi lẽ Chính phủ đã có khuyến cáo, họ không tuân thủ lại được hỗ trợ toàn bộ chi phí thì sẽ gia tăng gánh nặng ngân sách nhà nước và cho những cá nhân, tổ chức khác trong mùa dịch.

Nếu dịch bệnh nhanh chóng kết thúc thì rất tốt, nhưng nếu nó còn kéo dài thì một gánh nặng rất lớn về nguồn chi đè lên vai của những nhà lãnh đạo đất nước, chưa kể sự thiệt hại về mặt kinh tế mà đất nước đang phải đối mặt vì dịch bệnh. Sau dịch thì sẽ hồi phục thế nào? Nguồn kinh phí ở đâu trong khi hiện nay có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch, cho người lao động mất việc làm bị ảnh hưởng bởi Covid…cần được ngân sách. Do đó, việc nghiêm khắc, đánh vào kinh tế để nâng cao trách nhiệm cho mỗi cá nhân đối với cộng đồng, xã hội của lãnh đạo các tỉnh/thành hiện nay là hợp lý.

Việc thu phí người cách ly là một bài toán không đơn giản đối với lãnh đạo các tỉnh thành, cần tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kinh tế….để vừa cân đối được ngân sách, vừa được dân tự nguyện chấp hành vì sự hợp lý, hiệu quả của quy định mới. Cần đong đếm lợi ích của nhân dân cũng như của chính quyền các cấp để giải quyết bài toán về chi phí cách ly sao cho hợp lý nhất. Làm sao để dân tự nguyện chấp hành mới là thành công. Nếu ép buộc người dân đóng chi phí cách ly một cách khiên cưỡng thì sẽ tạo nên dư luận trái chiều, không hay khi cả nước đang đồng lòng chống dịch.

 Tuy nhiên Chỉ thị của Thủ tướng ban hành cách ly trong 14 ngày, theo quan điểm Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long căn cứ quy định pháp luật như:

Điều 38 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm có nội dung liên quan tới thẩm quyền công bố dịch, không hề có nội dung về việc cách lý hay chi phí cách ly. Chỉ thị 16 cũng nêu rõ việc dừng việc di chuyển từ vùng có dịch tới địa phương khác.

Trường hợp người dân vi phạm việc cách ly, thì có thể áp dụng biện pháp xử phạt hành chính. Người cố tình di chuyển từ vùng có dịch tới địa phương khác, có thể bị xử lý theo khoản 2 điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Đối với việc cách ly y tế đã được quy định cụ thể tại điều 1 Nghị định 101/2010/N Đ-CP về quy định một số điều về luật phòng chống bệnh truyền nhiễm về cách ly y tế và phòng dịch đặc thù  thì có quy định.

Như vậy, những người từ vùng có dịch chỉ phải cách ly tại nhà.  Việc các tỉnh trên áp dụng cách ly tập trung đối với những người từ từ dịch vào là đang không đúng với quy định của pháp luật.

Khoản 1 điều 14 Nghị định 101/2010 cũng quy định: Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được miễn viện phí.

Nghị quyết 37 chỉ quy định về một số chế độ hỗ trợ đặc thù trong phòng chống dịch Covid 19” được ban hành vào ngày 29/3/2020:

Cho nên theo ý kiến của cá nhân, Luật sư Nguyễn Minh Long cho rằng việc các địa phương thực hiện thu phí cách ly là chưa đúng tinh thần của chỉ thị 16.

Vì vậy các cơ quan tỉnh thành không nên thu phí trong thời gian cách ly 14 ngày này theo tinh thần cả nước cùng chung tay chống dịch mang tính nhân văn, vừa tuyên truyền vận động, vừa khuyến nghị việc cách ly theo đúng chủ trương của Nhà nước.

Sau các bước thực hiện, cần có các cơ quan tham mưu cũng như sự đồng bộ của các cấp. Khuyến nghị, thông báo công khai , Việc ra chế tài hay quyết định thu phí để đảm bảo vừa hợp tình, với người bị cách ly  thấy thoải mái, tự nguyện, đấy mới là giải pháp thành công cho tỉnh nhà.

  1. Thế nào là “vùng dịch”. Đã có văn bản nào chỉ rõ TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội là vùng dịch chưa? Nếu chưa có thì liệu các tỉnh thành phố này đã sai luật khi cố tình “ngăn sông, cấm chợ”, thực hiện sai tinh thần của Thủ tướng và trái với Luật Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm?

Theo khoản 14 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định: “Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch.”

Cũng theo Luật này, đối với dịch bệnh thuộc nhóm B,C sẽ thuộc thẩm quyền công bố dịch của Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố đó. Khi đó, tỉnh/thành phố đó sẽ được xác định là vùng có dịch…

Tuy nhiên, bệnh viêm phổi do virus corona gây ra (covid-19) thuộc Nhóm A (là nhóm gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh), theo quy định thì Thủ tướng chính phủ là người có thẩm quyền công bố dịch. Thực tế sáng ngày 01/4/2020, Thủ tướng đã công bố dịch trên toàn quốc. Điều này có nghĩa, tất cả các tỉnh thành trên cả nước trong tình trạng có dịch không riêng gì hai địa phương Hà Nội, HCM.

Thực tế cho thấy hai địa phương này đi đầu cả nước về ca nhiễm bệnh và số người phải cách ly theo dõi, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Do đó, việc lãnh đạo của các tỉnh/thành phố khác nâng cao cảnh giác đối với những người di chuyển từ hai địa phương này tới là điều hợp lý.

Ngoài ra căn cứ Điều 52 Luật phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm  quy định:

1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau đây:

  1. a) Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
  2. b) Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;
  3. c) Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.

Như vậy, Việt Nam chưa công bố tình trạng khẩn cấp nên không thể “cấm chợ” Chỉ thị 16 cũng chỉ ra: Việc cung cấp, buôn bán nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm… vẫn được kinh doanh. Việc các tỉnh và thành phố “ngăn sông cấm chợ” có thể gây khó khăn, ảnh hưởng cuộc sống của người dân. Các địa phương cần xem xét lại để phù hợp.

  1. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố có thẩm quyền cấm người dân đi lại, hoặc không cho người từ địa phương khác đến địa phận của mình quản lý hay đưa người đi cách ly y tế tập trung không?

Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:

“Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

  1. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;”

Một trong những thẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh, thành phố là Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

Các biện pháp trên phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.Trong trường hợp chưa công bố tình trạng khẩn cấp thì không thể cấm người dân không đi lại mà chỉ yêu cầu hạn chế ra đường và phải có trang thiết bị bảo vệ; không thể thực hiện ngăn sông cấm chợ; ngăn cản giao thông. Việc đưa người đi cách lý phải tuân thủ theo trình tự thủ tục của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và các nghị định hướng dẫn.

  1. Vậy nếu những chỉ đạo của các tỉnh thành này là sai luật và trái với tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng, thì việc cần kíp bây giờ là các tỉnh thành phải sửa sai như thế nào? Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh quốc gia cần phải có biện pháp gì để để tránh các tỉnh thành khác đi theo “vết xe đổ” này?

Có địa phương đã đi hơi quá chỉ thị, nguyên tắc thực hiện hơi máy móc nhưng suy cho cùng điều này đã thể hiện được sự chủ động của từng địa phương, thể hiện tinh thần quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh quốc gia.

Xét trên tình trạng khẩn cấp của dịch bệnh hiện nay, thời điểm này là “thời gian vàng” chống dịch bệnh, do đó, các địa phương chỉ đạo các biện pháp khắt khe như trên với mục đích thực hiện cụ thể hóa Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ chứ không thể thả nổi, nới lỏng để người dân chủ quan và có những hành vi có thể làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Thái độ người dân cũng đồng tình và chấp hành nghiêm túc vì hưởng ứng tinh thần chống dịch trên toàn quốc. Thực tế nó cũng mang lại hiệu quả nhất định, mấy ngày nay ghi nhận sự chuyển biến tốt khi số ca nhiễm tăng ít và tăng chậm, bước đầu khẳng định các chính sách của Chính phủ đến địa phương là đúng đắn.

Việc chỉ đạo của các địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh,….góp phần rất lớn trong việc tuyên truyền người dân phải có ý thức chủ động chống dịch và chịu trách nhiệm đối với hành động của mình. Do đó, trong thời gian đang cách ly xã hội này, người dân nên hạn chế việc di chuyển từ các tỉnh thành đang có diễn biến dịch phức tạp về các tỉnh thành khác khi không có lý do chính đáng theo tinh thần “khổ trước sướng sau” để chính quyền không phải có những biện pháp xử phạt nặng tay đối với những cá nhân vi phạm, gây cản trở khó khăn cho các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh.

Tuy nhiên theo quan điểm Luật sư: Như đã nói ở trên, việc chỉ đạo của các tỉnh là sát sao, kịp thời nhưng chưa đúng với tinh thần chỉ thị 16 của Thủ tướng mang đầy tính nhân văn, Theo tôi, các ban tham mưu của các địa phương cần nghiên cứu kĩ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Nếu sai thì phải sửa. nếu ra quyết định thì phải thu hồi và thực hiện đúng pháp luật; áp dụng linh hoạt tránh cứng nhắc.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh quốc gia cần hướng dẫn cụ thể để các địa phương có căn cứ thực hiện đồng thời giám sát hoạt động của các địa phương, nếu thấy trái luật cần có văn bản ý kiến để rút kinh nghiệm.

Trên đây là một số ý kiến pháp lý của Luật sư Công ty Luật Dragon về những nội dung mà Quý bạn đọc quan tâm.

 Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

 Giám đốc Công ty Luật DRAGON, Đoàn Luật sư TP Hà Nội