0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Thủ tục Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật

Luật sư tư vấn, văn phòng luật sư hà nội, công ty luật dragon giới thiệu Thủ tục Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật

Thủ tục số 100 Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
Trình tự thực hiện Bước 1: Người đại diện của Trung tâm làm đơn đăng ký hoạt động, chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại phòng Quản lý các hoạt động Bổ trợ tư pháp  – Sở Tư pháp Hà Nội .

Bước 2: Cán bộ  tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

+ Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn công dân bổ sung , hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

+ Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền đơn vị mình thì hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định

Bước 3: Phòng quản lý các hoạt động Bổ Trợ tư pháp hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền tại đơn vị mình.

Trường hợp trong quá trình giải quyết, hồ sơ cần thực hiện xác minh thì cần thông tin kịp thời tới cho công dân biết.

Bước 5: Phòng quản lý các hoạt động Bổ trợ Tư pháp vào sổ và trả kết quả cho công dân theo giấy hẹn

Cách thức thực hiện Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng Quản lý các hoạt động Bổ trợ tư pháp – Sở Tư pháp Hà Nội

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng quản lý các hoạt động Bổ trợ Tư pháp – Sở Tư pháp Hà Nội

Địa chỉ: Số 1B – Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội

Điện thoai: 0433.120.872.

Thành phần hồ sơ 1. Đơn đăng ký hoạt động ( mẫu TP – TVPL – 01)

2. Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật ; Về việc cử giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật

3. Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn do tổ chức chủ quản ban hành, gồm các nội dung chính sau:

–     Tên, địa chỉ trụ sở chính của Trung tâm tư vấn

–     Phạm vi hoạt động

–     Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động của Trung tâm tư vấn

–     Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc, Phó giám đốc, Tư vấn viên , luật sư và các nhân viên khác

–     Chế độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của tư vấn viên pháp luật, luật sư, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh khác trong khi thực hiện công việc

–     Chế độ tài chính, kế toán của Trung tâm tư vấn

–     Biểu thù lao tư vấn pháp luật và phương thức tính thù lao theo quy định pháp luật

–     Quy định về quản lý và sử dụng cộng tác viên tư vấn pháp luật

–     Quy định về việc thành lập chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật ( nếu có)

–     Thể thức sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm.

–     Quy định về trường hợp chấm dứt hợp đồng của Trung tâm tư vấn pháp luật.

–     Hiệu lực thi hành

–     Giấy tờ xác nhận về trụ sở

4. Danh sách kèm theo hồ sơ của người được đề nghị cấp thẻ Tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho trung tâm.

–     Hồ sơ của Tư vấn viên gồm :

+ Đơn đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật

+ Bản sao bằng cử nhận luật

+ sơ yếu lý lịch

+ Giấy xác nhận về thời gian công tác

+ 02 ảnh 2cm x3cm

–     Hồ sơ của luật sư gồm

+ Bản sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân theo quy định của Luật luật sư

+ Bản sao chứng thực hợp đồng lao động ký giữa luật sư và Trung tâm tư vấn hoặc văn bản cam kết của tổ chức chủ quản về việc tuyển dụng luật sư đó làm việc tại Trung tâm ( nếu chưa ký hợp đồng lao động).

Chú ý: bản sao trong hồ sơ có thể là bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu

Số lượng 01           bộ
Thời hạn giải quyết –     05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng TTHC –     Trung tâm tư vấn pháp luật có trụ sở tại Hà Nội
Cơ quan thực hiện –     Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp Hà Nội

–     Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng quản lý các hoạt động Bổ trợ Tư pháp – Sở Tư pháp Hà Nội

Kết quả thực hiện TTHC –     Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật

–     Trường hợp từ chối, Sở Tư pháp phải thông báo lý do bằng văn bản cho người làm đơn

Lệ phí –     Không quy định
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai –     Đơn đăng ký hoạt động ( mẫu TP – TVPL – 01)

Công dân có thể tham khảo mẫu đính kèm hoặc tải về từ webside: www.sotuphaphanoi.gov.vn

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC 1. Trung tâm tư vấn pháp luật phải có ít nhất 02 tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

2. Trung tâm tư vấn pháp luật phải có trụ sở làm việc của trung tâm

Trụ sở làm việc của trung tâm:

–     Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp TW, cấp ngành được thành lập trung tâm tư vấn trong phạm vi cả nước;

–     Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp , tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện được thành lập trung tâm tư vấn trong phạm vi địa phương mình

–     Cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành được thành lập Trung tâm tư vấn trong phạm vi tỉnh, TP trực thuộc TW nơi đặt trụ sở cơ sở đó.

3. Giám đốc Trung tâm tư vấn phải là tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

4. Trung tâm tư vấn pháp luật được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Căn cứ pháp lý 1. Nghị định số 77/2008/NĐ – CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật

2. Nghị định số 05/2012/NĐ – CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư và tư vấn pháp luật.

3. Thông tư số 01/2010/TT – BTP ngày 09/02/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ – CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật.

4. Thông tư  số 19/2011/TT – BTP của Bộ Tư pháp ngày 31/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư 05/2008/TT – BTP; Thông tư số 03/2008/TT – BTP và TT 01/2010/TT – BTP.

Luat su ha noi, dich vu luat su tai ha noi, van phong luat su tai ha noi, cong ty luat tai ha noi