0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Luật sư là một tổ chức nghề nghiệp xã hội bảo vệ pháp quyền

Ngay từ khi  giành được độc lập dân tộc, chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm tới việc thành lập tổ chức xã hội- nghề nghiệp Luật sư.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Trong hai cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư chưa có điều kiện phát triển như nhiều tổ chức xã hội- nghề nghiệp khác. Tuy vậy các quyền bào chữa, nhờ Luật sư bào chữa đều được Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 khẳng định và ghi nhận.

Tại điều 133, Hiến pháp năm 1980 quy định: “Tổ chức Luật sư thành lập để giúp các bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”.  Tiếp đó, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi , bổ sưng năm 2001 tại điều 132 quy định: “ tổ chức Luật sư được thành lập để giúp các bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa” Tổ chức xã hội- nghề nghiệp của Luật sư và hoạt động hành nghề Luật sư luôn được các Hiến pháp ghi nhận. Điều này cũng cho thấy sự quan trọng của tổ chức xã hội- nghề nghiệp của Luật sư trong đời sống xã hội

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 1980, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh tổ chức  Luật sư năm 1987, trong đó có quy định cụ thể về tổ chức nghề nghiệp của Luật sư tại Điều 1 như sau: “ tổ chức Luật sư ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là các đoàn Luật sư được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương  và đơn vị hành chính tương đương để giúp công dân và các tổ chức về mặt pháp lý”. Tại Điều 7 Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 quy định: “ Đoàn Luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các Luật sư”.

Kế thừa và phát triển Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987”. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh Luật sư năm 2001.Điều 4 pháp lệnh Luật sư năm 2001 quy định cụ thể hơn về tổ chức xã hội- nghề nghiệp của Luật sư như sau: “ tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư được thành lập để đại diện , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Luật sư , giám sát việc tuân thủ theo pháp luật , quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư tham gia vào việc quản lý hành nghề Luật sư theo quy định của Pháp lệnh này”.

Cho đến khi Luật luật sư ra đời, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức xã hội – nghề nghiệp mới được thể hiện rõ nét và đầy đủ nhất. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư được quy định tại điều 7, điều 60, điều 61, điều 62, điều 64, điều 65, điều 66, điều 67 và điều 84 của Luật luật sư.Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam cụ thể hóa thành các quy định tại chương I, chương II, chương III (từ điều 1 đến điều 25) những nội dung về tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư.

II, VỊ TRÍ, VAI TRÒ.

Nghề Luật sư là một nghề tự do và hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân. Khi hoạt động nghề nghiệp, mỗi Luật sư có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng trên cơ sở pháp luật về đạo đức nghề nghiệp. Theo quy định của Điều 23 Luật luật sư, Luật sư có thể hành nghề theo tư cách cá nhân hay hành nghề thông qua tổ chức hành nghề.

Với Luật sư mới vào nghề, việc học tập niềm tin ngay từ đầu đối với khách hàng, người dân khi cung cấp phải có thời gian. Luật sư phải tạo lập được sự  tin cậy ngay từ ban đầu thì khách hàng mới có thể giãi bày hay gửi gắm những bí mật, những điều phức tạp, khó lý giải trong các tranh chấp và mâu thuẫn mà họ đang  gặp phải. Nếu một Luật sư không gắn kết một hiệp hội nghề nghiệp, không được hiệp hội nghề nghiệp xác lập hay chứng thực tư cách hành nghề để có thể tạo lập sự tin cậy với khách hàng, thì rất khó có thể thuyết phục khách hàng chọn Luật sư đó để thực hiện pháp lý.

Yêu cầu quan trọng của nghề Luật sư là tạo ‘niềm tin, trong đó có niềm tin’ của khách hàng đối với Luật sư là thành viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Không thể nói ‘ tôi là Luật sư ‘ nhưng không thuộc tổ chức xã hội nghề nghiệp  nào. Luật sư và tổ chức xã hội của Luật sư luôn gắn bó mật thiết, hỗ trợ nhau trong qua trình hoạt động, phát triển nghề nghiệp. Chính vì vậy, Luật luật sư đã quy định mối quan hệ  giữa Luật sư và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư là mối quan hệ pháp luật; các quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể được quy định rõ ràng. (Xem thêm tại các điều 6, điều 7, điều 10, điều 11 Luật luật sư). Uy tín và vị thế của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư có được là nhờ các Luật sư tham gia trong đó. Ngược lại khi Luật sư bị mất uy tín với khách hàng thì cũng kéo theo uy tín của cả đội ngũ tập thể, cụ thể, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của Luật sư với tư cách là người đại diện và bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của Luật sư cũng bị ảnh hưởng.

Tổ chức xã hội- nghề nghiệp của Luật sư có vai trò gắn kết của Luật sư theo quy định tại điều 7 Luật luật sư như sau :

‘Tổ chức xã hội-nghề nghiệp của Luật sư được thành lập để đại diện , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Luật sư, bồi dưỡng chuyên môn , nghiệp vụ Luật sư, giám sát việc tuân theo pháp luật, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, thực hiện quản lý hành nghề Luật sư theo quy định của luật này.

Tổ chức xã hội- nghề nghiệp của Luật sư là Đoàn Luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Liên đoàn Luật sư Việt Nam’.

Để tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư được thực hiện vai trò nêu trên, cần chú ý cơ cấu tổ chức, mô hình, hiệu quả hoạt động và cơ chế vận hành của tổ chức. Đây là những vấn đề hết sức quan trọng cho sự tồn tại của một tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Xét về phương diện lý luận, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư phải đảm bảo các vai trò sau :

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp Luật sư đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Luật sư, nói lên tiếng nói của Luật sư trên các diễn đàn quốc  gia và quốc tế về những vấn để mà Luật sư và đội ngũ Luật sư quan tâm. Mỗi Luật sư có thể nêu ý kiến của mình trong hoạt động nghề nghiệp nhưng sức mạnh của những ý kiến đó được nhân lên gáp bội khi được tổng hợp thành tiếng nói của tổ chức xã hội- nghề nghiệp của Luật sư. Nói cách khác, tổ chức xã hội- nghề nghiệp của Luật sư chính là người đại diện cho giới Luật sư.Tổ chức xã hội -nghề nghiệp của Luật sư luôn tiếp thu ý chí, nguyện vọng, mong muốn của các Luật sư và phản ánh với nhà nước và xã hội nhằm hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Luật sư.

Tổ chức xã hội-nghề nghiệp của Luật sư có vai trò giám sát việc tuân thủ pháp luật, Quy tắc, Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, thực hiện việc quản lý Luật sư, hành nghề Luật sư theo chế độ tự quản được pháp luật quy định. Trong trường hợp Luật sư gặp tai nạn hay rủi ro nghề nghiệp, thì tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư sẽ động viên, chia sẻ để khắc phục, vượt qua. Dối với Luật sư vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp thì tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư sẽ uốn nắn, giúp đỡ, giáo dục để khắc phục, hạn chế và không để ai vi phạm. Trong trường hợp Luật sư cố tình vị phạm pháp luật và vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoắc tái phạm, thì tổ chức xã hội- nghề nghiệp cũng kiên quyết xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ và Quy định cử lý Luật sư.

Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư. Thông qua công tác  bồi dưỡng chuyên mon nghiệp vụ, chất lượng đội ngũ Luật sư từng bước được nâng cao. Thế hệ Luật sư đi trước truyền dạy cho thế hệ Luật sư đi sau. Luật sư luôn phải có trách nhiệm học tập, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo các chương trình mà tổ chức xã hội-nghề nghiệp của Luật sư tổ chức triển khai, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của xã hội trong bối cảnh cạnh tranh và toàn cầu hóa hiện nay.

Xây dựng giá trị chuẩn mực của nghề Luật sư vừa là mục đích vừa là động lực của Luật sư và nghề Luật sư nhằm có được niềm tin từ khách hàng và cộng đồng xã hội. Mỗi Luật sư khi vào nghề phải thấm nhuần ngay từ đầu những giá trị chuẩn mực của nghề Luật sư để giữ uy tín cho nghề. Luật sư phải trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, quy tắt ứng xử quan hệ với  khách hàng, với đồng nghiệp và cơ quan tiến hành tố tụng, với cơ quan nhà nước khác, với cơ quan truyền thông và cộng đồng xã hội. Trình độ chuyên môn của mỗi Luật sư là khác nhau, nhưng ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp phải tuân theo những tiêu chuẩn và quy định chung dựa trên bộ quy tắc ứng xử Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Có như vậy, xã hội mới đạt niềm tin vào việc sử dụng dịch vụ phấp lý của Luật sư và nghề Luật sư. Có được niềm tin thì Luật sư mới có được khách hàng, nghề Luật sư mới có cơ hội phát triển

Bộ Quy tắc và Ứng xử của nghề nghiệp Luật sư Việt Nam được ví như ‘đạo luật’ gốc về những chuẩn mực đạo đức  và cách ứng xử của Luật sư khi tham gia hành nghề Luật sư. Mỗi một luật  sư trước khi vào nghề và tong suốt quá trình hành nghề  đều càn thấm nhuần và tuân thủ đầy dủ và nghiêm túc ‘đạo luật’ đó. Ngoài việc ban hành Bộ Quy tắc và Ứng xử của nghề nghiệp Luật sư Việt Nam , tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư còn ban hành nhiều quy định về tổ chức , hoạt động của tổ chức Luật sư để quản lý Luật sư theo chế độ tự quản.Thông qua nhiều hoạt động , tổ chức xã hội-nghề nghiệp của Luật sư đã tập hợp đội ngũ Luật sư trên khắp cả nước để góp phần bảo vệ công lý , bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, tổ chức kinh tế – xã hội. Từ đó những giá trị chuẩn mực của nghề Luật sư được xác lập một cách toàn diện.

Công ty Luật Dragon

Nguồn Sổ Tay Luật sư!