0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Luật sư Hà Nội tư vấn pháp luật về việc vu khống trong hội nghị cử tri bầu đại biểu HĐND

Kính thưa luật sư Hà Nội, qua tìm hiều về những công ty Luật uy tín chúng tôi rất tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật sư với nội dung trình bày như sau;

Hiện nay tôi sống cùng gia đình ở quận Cầu giấy, TP Hà Nội. Tôi là một đại biểu, được ủy ban mặt trận tổ quốc giới thiệu ứng cử tại Hội đồng nhân dân khóa 2016 – 2021. Để thực hiện đúng trình tự các bước của Hội đồng bầu cử, đã họp tổ dân phố nhận xét lấy ý kiến cử tri. Tôi không hiểu vì sao tại cuộc họp có một đảng viên chi bộ nơi cư trú đã nhận xét phát biểu về tôi trước toàn thể Hội nghị việc không trung thực và gian lận trong quá trình tôi làm ăn kinh doanh, nhưng không hề có bằng chứng gì? Mặc dù tôi là một cá nhân khi kinh doanh có uy tín với tất cả khách hàng và có tín nhiệm cũng như được giới thiệu ứng cử tôi. Với việc phát ngôn không có căn cứ, bằng chứng như trên tôi kính đề nghị Văn phòng luật sư Hà Nội cho tôi biết quy định của pháp luật có những chế tài nào để xử lý hành vi phát ngôn như trên.

Rất mong lời tư vấn của Luật sư/

========================

Cám ơn Anh/Chị đã gửi câu hỏi tư vấn luật online tới văn phòng luật sư Dragon.

Việc đầu  tiên căn cứ theo điều 55 luật bầu cử quốc hội, hội đồng nhân dân, bạn làm đơn yêu cầu UBMTTQ nơi ứng cử bạn vào Hội đồng nhân dân xác minh làm rõ sự việc, đơn vị đó trả lời trước cuộc họp, nếu sự việc không đúng thì phải đính chính công khai và người vu khống xin lỗi trước hội nghị, nếu chứng minh được thiệt hại thì phải đền bù, bồi thường.

Nếu hành vi tuyên truyền, phát ngôn không đúng sự thật này gây ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến danh dự của bạn, cũng như làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh cũng như uy tín của bạn đến đối tác, thì đồng chí Đảng viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống người khác theo Luật hình sự hiện hành.

Luật sư Hà Nội trích dẫn: Điều 55 luật bầu cử quốc hội, hội đồng nhân dân: Xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Đối với vụ việc ở nơi công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.

Trường hợp người ứng cử là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh và trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cấp trên trực tiếp quản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có trách nhiệm xác minh và trả lời.

2. Đối với vụ việc ở khu dân cư thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.

3. Đối với người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì Ủy ban bầu cử có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.

4. Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, việc xác minh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều này phải được tiến hành xong.

Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tội vu khống như sau:

“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2005 quy định Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:

“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ có trách nhiệm bồi thường theo quy định trên.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu tham khảo một số điều luật liên quan đến vụ việc của bạn

Điều 121 tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Bên cạnh đó, đã là một đảng viên, vì thế Căn cứ vào quy định số 47-QĐ/TW về những điều Đảng viên không được làm:

Điểm 4 Mục I quy định: Đảng viên không được:

“ Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ; Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tuỳ tiện đối với người khác. Đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình, góp ý”

Căn cứ vào quyết định 181-QĐ/TW quy định xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm năm 2013

Điều 7. Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ

1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Thiếu trách nhiệm trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b) Bị kích động, xúi giục, mua chuộc, lôi kéo, cưỡng ép người khác tham gia các hoạt động gây mất dân chủ, mất đoàn kết nội bộ.

c) Bị xúi giục, lôi kéo vào những việc làm trái nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; vi phạm quy chế dân chủ, quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng, các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.

d) Đe dọa trả thù, trù dập người chất vấn, góp ý, phê bình, tố cáo mình dưới mọi hình thức.

2. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phủ quyết ý kiến của đa số thành viên khi thông qua nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận thuộc thẩm quyền của tập thể.

b) Tham gia hoặc xúi giục, cưỡng ép người khác tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ.

c) Tổ chức hoặc thuê người khác trả thù người phê bình, tố cáo cơ quan, đơn vị, cá nhân mình hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vi phạm của cơ quan, đơn vị, cá nhân mình.

d) Lừa dối cấp trên, báo cáo sai, xuyên tạc sự thật; che giấu khuyết điểm, vi phạm của bản thân, của người khác hoặc của tổ chức; tạo thành tích giả; cơ hội, kèn cựa, địa vị, độc đoán, chuyên quyền.

Ngoài ra việc đồng chí đảng viên có những lời nói vu khống, không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của chị sẽ bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

Luật sư giỏi tại Hà Nội – 1900 599 979