0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Luật sư Hà Nội cần hợp thức hóa hoạt động ” Phố Đèn Đỏ” tại Việt Nam

Câu hỏi phỏng vấn văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội và cái nhìn đa chiều về việc cho phép hoạt động phố đèn đỏ tại Việt Nam

Câu hỏi phỏng vấn văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội

Câu hỏi phỏng vấn luật sư

1- Hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên hợp thức hóa hoạt động của ‘phố đèn đỏ’ ở các khu du lịch và khu kinh tế như Khu Kinh tế Vân Đồn, khu du lịch Đồ Sơn. Quan điểm của Luật sư về vấn đề này thế nào?

Văn phòng luật sư:

Hoạt động mại dâm hiện tại bị cấm theo luật hiện hành ở Việt Nam. Những người tổ chức mại dâm đều bị xem là tội phạm hình sự và những người tham gia bán dâm sẽ bị xử phạt hành chính.

Có nên hợp thức hóa hoạt động của phố “đèn đỏ” hay theo cách nói của một chuyên gia văn hóa du lịch là “ngành công nghiệp sex” hay không là vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong xã hội trong nhiều năm qua. Nhưng đã đến lúc chúng ta cần đưa ra một quan điểm cụ thể, thống nhất quản lý hay nói cách khác là trực tiếp đối diện với vấn đề chứ không thể tiếp tục trốn tránh vì “Đâu phải cứ nhắm mắt lại là thực tế không còn nữa”.

Để hợp pháp hóa hoạt động này cần phải xem xét đến rất nhiều các yếu tố như: đạo đức, trật tự xã hội, công tác quản lý… mà mỗi một yếu tố đều đòi hỏi cái nhìn toàn diện, đa chiều. Các nhà hoạch định chính sách cần xem xét kỹ các yếu tố trên trong hoàn cảnh thực tế của Việt Nam để đưa ra quyết định phù hợp.

2– Nếu hợp thức hóa để ‘phố đèn đỏ’ hoạt động, cộng đồng xã hội cũng nên nhìn nhận một cách thoáng hơn và có sự tôn trọng đối với những người làm ở ‘phố đèn đỏ’, bởi đó cũng là một nghề nghiệp cần được tôn trọng, luật sư nghĩ sao?

Văn phòng luật sư:

Trước hết, phải nói đến văn hóa và tập tục phong tục ở Việt Nam, nếu xét khía cạnh đạo đức ta cần thấy vì sao rất nhiều người không xem trọng những người làm ở “phố đèn đỏ? Lý do vì mại dâm là một hoạt động dựa vào sự khoái lạc của bản thân, kinh doanh trên thân xác của người phụ nữ, làm mất các giá trị đạo đức, gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội như các tệ nạn ma túy, trộm cắp, bóc lột tình dục, bệnh tật…

Nếu được hợp thức hóa, mại dâm cũng được coi là một nghề có nghĩa những người làm nghề mại dâm cũng được xem là có lao động, có đóng góp cho xã hội, nằm trong khuôn khổ quản lý của pháp luật thì có thể định kiến xã hội sẽ giảm bớt. Chưa thể khẳng định là có được tôn trọng hay không nhưng nếu xã hội bớt khinh rẻ thì có thể những người làm nghề mại dâm sẽ dễ hòa nhập cộng đồng hơn, từ đó có thể sống tốt hơn khi không bị xã hội xa lánh.

Hơn nữa, ta cũng cần xem xét tới yếu tố hoàn cảnh của người hoạt động mại dâm để có cái nhìn thoáng hơn về họ. Bản thân họ cũng là con người, cũng có những số phận riêng cho nên họ cũng cần được tôn trọng.

3- Nếu không hợp thức hóa, với những quy định hiện hành của pháp luật thì trên thực tế cơ quan chức năng có quản lý và xử lý được các ‘phố đèn đò’ hay không?

Văn phòng luật sư:

Đây cũng là vấn đề làm đau đầu các cơ quan quản lý và cũng là lý do mà hiện nay chúng ta vẫn chưa hợp thức hóa hoạt động này một cách chính thống như một số quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ những hệ lụy, tệ nạn “ăn theo” hoạt động mại dâm là vô cùng phức tạp và rất khó kiểm soát. Hơn nữa, thực tế cho thấy hiện nay các cơ quan chức năng vẫn còn đang loay hoay tìm ra giải pháp để quản lý và cơ chế xử lý hoạt động này làm sao cho hiệu quả. Pháp luật nghiêm cấm hoạt động mại dâm với các khung pháp lý xử phạt, chế tài khắt khe nhưng trên thực tế là hoạt động mại dâm vẫn diễn ra hết sức phức tạp, sự biến tướng ngày càng tinh vi

Trên thực tế các quốc gia cho phép hoạt động mại dâm đến hiện nay cũng chưa thực sự kiểm soát và khống chế được các hệ lụy phát sinh từ hoạt động mại dâm.

4- Hợp thức hóa cho ‘phố đèn đỏ’ hoạt động sẽ ‘được’ và ‘mất’ những gì Luật sư?

Văn phòng luật sư:

Như đã nói ở trên hợp thức hóa hoạt động này có vô cùng nhiều sự “được” và “mất” và nhiều khi là do quan điểm cá nhân của từng người. Theo ý kiến chủ quan của tôi:

Cái “Được”:

+ Kiểm soát được số lượng và hình thức hoạt động mại dâm để có phương án quản lý, quy hoạch;

+ Kiểm soát nguy cơ lây lan các dịch bệnh nguy hiểm như HIV; các bệnh về tình dục như giang mai, lậu, sùi mào gà….;

+ Đánh thuế đối với hoạt động mại dâm, làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước để có nguồn ngân sách xã hội hóa các dịch vụ hỗ trợ xã hội;

+ Phù hợp với xu hướng chung về quản lý hoạt động mại dâm trên thế giới.

Cái “Mất”:

+ Kéo theo nhiều tệ nạn xã hội khác như ma túy, mua bán người, bảo kê, gây rối trật tự xã hội…;

+ Mại dâm công khai có thể sẽ làm nền tảng mối quan hệ gia đình bị phá vỡ, ly hôn, sự phát triển của trẻ em….có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu;

Ý kiến cá nhân Luật sư đồng ý tinh thần chủ trương cho phép hoạt động thử nghiệm “Phố Đèn Đỏ” và đã đến lúc nhìn nhận phát triển xã hội, duy trì truyền thống văn hóa bản sắc người Việt, nhưng cũng cần có chế tài phù hợp và cũng tuyên truyền lấy ý kiến phổ cập rộng rãi trên cả nước để các nhà làm luật, nghiên cứu, tâm lý, các cơ quan hữu quan..v.v.v.

Để hợp thức hóa hoạt động này, các nhà hoạch định cần phải xây dựng ngay các chế tài và các quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động nghề, tham khảo một số nước ở Châu Á và Quốc Tế về công tác quản lý; xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh an toàn con người, đảm bảo trật tự xã hội, như vậy mới đảm bảo được cho hoạt động mại dâm đúng định hướng.

5- Luật sư có thể cho biết một số nước cho phép ‘phố đèn đỏ’ hoạt động mà cơ quan chức năng có thể áp dụng quản lý?

Văn phòng luật sư:

Pháp, Ấn Độ, Hà Lan, Nevada (Hoa Kỳ), Đức, Argentina…Đây là một số quốc gia điển hình trên thế giới chấp nhận hoạt động mại dâm và mỗi nước có một cách thức quản lý riêng mà chúng ta có thể học tập, tham khảo nếu có ý định hợp pháp hóa hoạt động này tại Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn ông!