0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Luật sư đạo đức là trên hết!

Văn phòng luật sư Dragon – Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo bàn về việc xây dựng, ban hành quy chế, quy trình xử lý kỷ luật luật sư. Trước đó, ngày 11-8, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã công bố bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Luật sư-TS Phan Đăng Thanh điểm lại các quy định liên quan từ trước đến nay, phân tích tầm quan trọng của đạo đức trong một nghề có sứ mệnh cao cả là bảo vệ công lý như nghề luật sư.

Gần đây, bên cạnh sự tham gia tích cực của giới luật sư vào các hoạt động ngày càng đa dạng và sôi động, xã hội cũng ghi nhận một số hiện tượng không bình thường: Một số luật sư khi hoạt động nghề nghiệp đã vi phạm pháp luật, làm trái đạo đức, bị xử lý kỷ luật, thậm chí phải ra trước vành móng ngựa…

Đạo đức là việc hệ trọng

Vấn đề đạo đức nghề nghiệp luật sư được đặt ra từ lâu, vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính thời sự.

Hội nghị lần thứ tám về phòng, chống tội phạm và xử lý người phạm tội của Liên Hiệp Quốc tháng 9-1990 đã thông qua văn kiện quốc tế “Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư”, nêu rõ: “Các văn phòng luật sư và các công ty luật tại Việt Nam có vai trò quyết định trong việc giữ vững những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý cho mọi người có yêu cầu để đẩy mạnh thực hiện mục tiêu công lý và quyền lợi của công chúng . Các quy tắc đạo đức của luật sư phải được quy định bởi pháp luật, bởi những người làm việc trong ngành luật thông qua những tổ chức nghề nghiệp thích hợp . Những thủ tục kỷ luật được quyết định theo đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp và những tiêu chuẩn đạo đức đã được công nhận của ngành luật”.

Ở nước ta, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 nêu một nguyên tắc hành nghề luật sư là phải “tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư” (Điều 2). Quy tắc bước đầu được thể hiện dưới hình thức những điều cấm đối với luật sư: “1. Bào chữa cho các bị can, bị cáo hoặc bảo vệ cho các đương sự có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ án; 2. Cố tình cung cấp chứng cứ giả; xúi giục bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo không có căn cứ; 3. Tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, pháp luật có quy định khác; 4. Sách nhiễu khách hàng; 5. Nhận bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí mà văn phòng luật sư hoặc công ty luật đã thỏa thuận với họ; 6. Thực hiện các hành vi khác vi phạm pháp luật”.

Sau đó, nội dung bản quy tắc mẫu của Bộ Tư pháp về đạo đức nghề nghiệp luật sư năm 2002 đã xác định chức năng xã hội cao cả của luật sư và quy định các chuẩn mực đạo đức mà luật sư phải tự giác chấp hành.

Cụ thể, luật sư phải giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp; trong hành nghề phải độc lập, trung thực và tận tụy; phải có cách ứng xử đúng mực và có văn hóa; phải tích cực thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo… Luật sư phải bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng, tích cực, khẩn trương giải quyết vụ việc của khách hàng; phải từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý đối với yêu cầu vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; phải giữ gìn bí mật cho khách hàng; không hứa hẹn trước kết quả… Luật sư phải có thái độ lịch sự và tôn trọng các cơ quan tố tụng và các cơ quan nhà nước; không móc nối, lôi kéo họ vào việc làm trái pháp luật; không cung cấp chứng cứ sai sự thật… Luật sư phải tôn trọng và hợp tác với thái độ thân ái, giúp đỡ đồng nghiệp; không xúc phạm hoặc hạ thấp uy tín đồng nghiệp…

Sau đó, bản quy tắc của từng đoàn luật sư đã vận dụng mô phỏng nội dung quy tắc mẫu của Bộ Tư pháp và bổ sung thêm một số chi tiết cần thiết. Chẳng hạn bản quy tắc đạo đức của Đoàn Luật sư TP.HCM năm 2004 bổ sung thêm một số quy tắc đạo đức như: “Luật sư không được tự quảng cáo hoặc nhờ người khác quảng cáo sai sự thật hoặc có tính chất lố bịch, không phù hợp với phong cách của luật sư” (Điều 6); “Luật sư không được có hành động gián tiếp hay trực tiếp lôi kéo, tranh giành khách hàng. Khi được khách hàng nhờ một vụ việc, nếu biết trước đó khách hàng đã nhờ một luật sư khác thì luật sư sau cần trao đổi với luật sư tiền nhiệm để bảo vệ, giải quyết quyền lợi hợp pháp của luật sư tiền nhiệm” (Điều 36)…

Các bản quy tắc trên bước đầu đã nêu được những nghĩa vụ, chuẩn mực đạo đức cần thiết và cách ứng xử của luật sư nhưng còn thiếu những tiêu chuẩn về kỷ luật đối với luật sư, các biện pháp chế tài cụ thể áp dụng cho từng loại vi phạm; thẩm quyền và trình tự, thủ tục xét quyết định biện pháp kỷ luật… Vì thế, việc áp dụng có khi còn xuê xoa, chưa thống nhất.

Bảo đảm tính cao cả của nghề

Đạo đức nghề nghiệp vốn được xây dựng trên nền tảng đạo đức chung của xã hội. Thời gian qua, số đông các luật sư đã tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cũng không tránh khỏi hiện tượng một số luật sư chạy theo lợi ích vật chất mà vi phạm: hứa hẹn kết quả với khách hàng để thu thù lao cao; thiếu trách nhiệm; lừa dối, “đập đổ” khách hàng… Đơn thư khiếu nại, tố cáo về hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật của luật sư ngày càng tăng…

Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân là một quyền thiêng liêng, cao cả, quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong hiến pháp. Luật sư là một nghề chuyên môn nhưng không phải là nghề kinh doanh thuần túy với mục đích chủ yếu là kiếm tiền. Ngay từ ban đầu nó đã mang sứ mệnh của một “hiệp sĩ” góp phần bảo vệ công lý. Ngày nay công việc của luật sư phải đáp ứng hai yêu cầu: Một mặt vừa bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng; một mặt phải làm việc trên cơ sở tuân thủ pháp luật, bảo đảm công lý, phát huy đạo đức xã hội… Điều 65 Luật Luật sư năm 2006 nêu rõ: “Tổ chức luật sư toàn quốc ban hành và giám sát việc tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư”.

Ngày 11-8, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã công bố bộ quy tắc đó gồm sáu chương, 27 quy tắc trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy tắc đã có. Về nguyên tắc, đó là những quy tắc nhằm đáp ứng nhu cầu tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam cả về lượng lẫn chất. Qua đó đề cao đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của từng luật sư; tăng cường vai trò tự quản của các đoàn luật sư; đồng thời đổi mới hiệu lực quản lý nhà nước bằng hình thức phù hợp.

Vấn đề quan trọng nhất lâu nay vẫn là làm sao để đưa được các quy chế đạo đức vào cuộc sống.

Luật sư-TS PHAN ĐĂNG THANH

Cong ty Luat Ha Noi