0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Dịch vụ pháp lý về trọng tài thương mại

“Giải quyết tranh chấp nhanh chóng, linh hoạt, thân thiện giúp các bên tranh chấp tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh”

{tab=DỊCH VỤ}

Công ty Luật Dragon cung cấp dịch vụ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại bao gồm:

– Mua bán hàng hóa

– Cung ứng dịch vụ

– Phân phối đại diện

– Đại lý thương mại

– Ký gửi

– Thuê, cho thuê, thuê mua

– Xây dựng

– Tư vấn

– Kỹ thuật, li-xăng

– Đầu tư , tài chính; ngân hàng; bảo hiểm

– Thăm dò, khai thác

– Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ v.v…

{tab=QUY TRÌNH}

QUY TRÌNH

{tab=BIỂU PHÍ}

BIỂU PHÍ TRỌNG TÀI

(Ban hành theo Quyết định số 30/VIAC ngày 15/01/2009, áp dụng cho cả Đơn kiện và Đơn kiện lại)

Trị giá tranh chấp                                   Phí Trọng tài

Từ 20.000 trở xuống                              2.000

Từ 20.001  đến 50.000                         2.000 + 3% số tiền vượt quá 20.000

Từ 50.001 đến 100.000                        2.900 + 2,5% số tiền vượt quá 50.000

Từ 100.001 đến 500.000                      4.150 + 2% số tiền vượt quá 100.000

Từ 500.001 đến 1.000.000                   12.150 + 1,75% số tiền vượt quá 500.000

Từ 1.000.001 đến 2.000.000                20.900 + 1,50% số tiền vượt quá 1.000.000

Từ 2.000.001 đến 5.000.000                35.900 + 1% số tiền vượt quá 2.000.000

Từ 5.000.001 đến 10.000.000              65.900 + 0,50% số tiền vượt quá 5.000.000

Từ 10.000.001 đến 30.000.000            90.900 + 0,20% số tiền vượt quá 10.000.000

Trên 30.000.000                                   130.900 + 0,05% số tiền vượt quá 30.000.000

Biểu phí trên bao gồm các khoản thù lao cho các Trọng tài viên, phí hành chính của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp. Khi nộp Đơn kiện, Đơn kiện lại, các bên phải nộp toàn bộ các khoản phí này.

Biểu phí không bao gồm các chi phí đi lại, ở của các Trọng tài viên trong Hội đồng Trọng tài, thư ký phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và các chi phí có liên quan khác. Các chi phí này sẽ được tính theo thực tế phát sinh. Việc nộp và quyết toán các chi phí này được quy định chi tiết tại Điều 33 Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Hoàn lại phí trọng tài

1. Phí trọng tài được hoàn lại trong các trường hợp sau đây:

1.1.  Nếu Đơn kiện, Đơn kiện lại được rút hoặc các bên thương lượng, hoà giải thành trước khi Hội đồng Trọng tài được thành lập, Trung tâm sẽ hoàn lại cho bên đã nộp tạm ứng 60% số phí trọng tài. Tuy nhiên, số phí trọng tài còn lại tại Trung tâm sẽ không dưới 700 USD.

1.2.  Nếu Đơn kiện, Đơn kiện lại được rút hoặc các bên thương lượng, hoà giải thành sau khi Hội đồng Trọng tài được thành lập, Trung tâm sẽ hoàn lại cho bên đã nộp tạm ứng 40% số phí trọng tài.

1.3.  Nếu Đơn kiện, Đơn kiện lại được rút hoặc các bên thương lượng, hoà giải thành sau khi nhận được Giấy triệu tập phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp thì Trung tâm sẽ hoàn lại cho bên đã nộp tạm ứng 20% số phí trọng tài.

2. Trong các trường hợp khác, phí trọng tài sẽ không được hoàn lại.

{tab=QUY TẮC}

QUY TẮC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy tắc này được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại khi:

1. Các bên có thoả thuận chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và/hoặc chọn Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam để giải quyết vụ tranh chấp; hoặc

2. Các bên có thoả thuận chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam để giải quyết vụ tranh chấp nhưng không có thoả thuận chọn quy tắc tố tụng trọng tài khác.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy tắc này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Trung tâm” là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

2. “Danh sách Trọng tài viên” là Danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

3. “Hội đồng Trọng tài” gồm ba Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất.

4. “Tranh chấp có yếu tố nước ngoài” là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài.

Điều 3. Việc gửi thông báo và tài liệu

1. Các bản giải trình, văn thư giao dịch và các tài liệu khác do mỗi bên gửi phải được gửi tới Trung tâm với số bản đủ để Trung tâm gửi cho các thành viên trong Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, mỗi người một bản, cho bên kia một bản và một bản lưu tại Trung tâm.

2. Các thông báo, tài liệu gửi cho các bên sẽ được Trung tâm gửi đến địa chỉ cuối cùng của các bên hoặc gửi cho đại diện của các bên theo đúng địa chỉ do các bên thông báo.

Các thông báo, tài liệu có thể được Trung tâm gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, telegram hoặc bất kỳ phương thức nào khác có ghi nhận việc gửi này.

3. Các thông báo, tài liệu do Trung tâm gửi được coi là đã nhận được vào ngày mà các bên hoặc đại diện của bên đó đã nhận, hoặc được coi là đã nhận nếu thông báo, tài liệu đó đã được gửi phù hợp với khoản 2 Điều này.

4. Thời hạn quy định trong Quy tắc này bắt đầu được tính từ ngày tiếp theo ngày mà thông báo, tài liệu được coi là đã nhận được theo quy định tại khoản 3 Điều này. Nếu ngày tiếp theo đó là ngày lễ chính thức hoặc ngày nghỉ theo quy định của nước, vùng lãnh thổ nơi mà thông báo, tài liệu đã được nhận thì thời hạn này bắt đầu được tính từ ngày làm việc đầu tiên tiếp theo. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn này là ngày lễ chính thức hoặc ngày nghỉ theo quy định của nước, vùng lãnh thổ nơi mà thông báo, tài liệu được nhận thì ngày hết hạn sẽ là cuối ngày làm việc đầu tiên tiếp theo.

Điều 4. Số lượng Trọng tài viên

1. Các tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất.

2. Nếu các bên không có thoả thuận về việc vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài viên duy nhất thì vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên.

Điều 5. Bắt đầu tố tụng trọng tài

Tố tụng trọng tài bắt đầu khi Trung tâm nhận được Đơn kiện của Nguyên đơn.

Điều 6. Tham gia tố tụng trọng tài

Các bên có thể tham gia trực tiếp hoặc uỷ quyền cho đại diện tham gia tố tụng trọng tài.

Trong trường hợp các bên uỷ quyền cho đại diện tham gia tố tụng trọng tài thì việc uỷ quyền phải được lập bằng văn bản, nêu rõ nội dung, phạm vi, thời hạn uỷ quyền và thông báo cho Trung tâm biết.

Điều 7. Đơn kiện

1.Để giải quyết vụ tranh chấp tại Trung tâm, Nguyên đơn phải làm Đơn kiện gửi Trung tâm.

2. Đơn kiện gửi Trung tâm gồm có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên và địa chỉ của Nguyên đơn và Bị đơn;

c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;

d) Căn cứ pháp lý để khởi kiện;

e) Trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của Nguyên đơn;

f) Tên Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn hoặc yêu cầu của Nguyên đơn về việc Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên cho mình.

Trong vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Nguyên đơn có thể chọn một Trọng tài viên có tên trong hoặc ngoài Danh sách Trọng tài viên. Trường hợp chọn Trọng tài viên ngoài Danh sách Trọng tài viên, Nguyên đơn phải thông báo cho Trung tâm họ tên và địa chỉ liên lạc của Trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn. Trường hợp Nguyên đơn yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên.

3. Kèm theo Đơn kiện, Nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ thỏa thuận trọng tài, các tài liệu, chứng cứ có liên quan và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài.

4. Đơn kiện và các tài liệu kèm theo phải lập đủ số bản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này.

Điều 8. Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên

1. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày Trung tâm nhận được Đơn kiện của Nguyên đơn và các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 7 của Quy tắc này, Trung tâm gửi cho Bị đơn Đơn kiện và các tài liệu kèm theo của Nguyên đơn, tên Trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn hoặc tên Trọng tài viên mà Chủ tịch Trung tâm chỉ định cùng với Danh sách Trọng tài viên.

2. Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được Đơn kiện của Nguyên đơn và các tài liệu kèm theo do Trung tâm gửi đến, Bị đơn phải chọn một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên và thông báo cho Trung tâm biết hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên cho mình. Trường hợp có nhiều Bị đơn thì các Bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một trọng tài viên cho các Bị đơn.

Trong vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Bị đơn có thể chọn một Trọng tài viên có tên trong hoặc ngoài Danh sách Trọng tài viên hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên cho mình. Trường hợp có nhiều Bị đơn thì các Bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên có tên trong hoặc ngoài Danh sách Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên cho các Bị đơn. Nếu chọn Trọng tài viên ngoài Danh sách Trọng tài viên, Bị đơn phải thông báo cho Trung tâm họ tên và địa chỉ liên lạc của Trọng tài viên mà Bị đơn chọn. Trường hợp Bị đơn yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên.

3. Nếu Bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên thì trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn ba mươi (30) ngày nêu trên, Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Trọng tài viên cho Bị đơn.

4. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày hai Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm chỉ định làm Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp, hai Trọng tài viên này phải chọn Trọng tài viên thứ ba có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Hết thời hạn này, nếu hai Trọng tài viên được chọn hoặc được chỉ định không chọn được Trọng tài viên thứ ba thì trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn, Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên thứ ba có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài và thông báo cho các bên.

Điều 9. Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm Trọng tài viên duy nhất

1. Trong trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu chọn Trọng tài viên của Trung tâm, các bên phải thống nhất chọn một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên và thông báo cho Trung tâm hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên cho mình.

Trong vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên có thể chọn một Trọng tài viên có tên trong hoặc ngoài Danh sách Trọng tài viên hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên cho mình. Trường hợp chọn Trọng tài viên ngoài Danh sách Trọng tài viên, các bên phải thông báo cho Trung tâm họ tên và địa chỉ liên lạc của Trọng tài viên mà các bên chọn. Trường hợp các bên yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Trọng tài viên duy nhất.

2. Trong trường hợp các bên không thống nhất được việc chọn Trọng tài viên duy nhất thì một bên trong các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên duy nhất để giải quyết vụ tranh chấp. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu chỉ định Trọng tài viên của một trong các bên, Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Trọng tài viên duy nhất.

Điều 10. Bản tự bảo vệ

1. Nếu các bên không có thoả thuận khác thì trong thời hạn ba mươi  (30) ngày kể từ ngày nhận được Đơn kiện và các tài liệu kèm theo của Nguyên đơn do Trung tâm gửi đến, Bị đơn phải gửi cho Trung tâm Bản tự bảo vệ gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm viết Bản tự bảo vệ;

b) Tên và địa chỉ của Bị đơn;

c) Căn cứ pháp lý để tự bảo vệ;

d) Kiến nghị cụ thể của Bị đơn.

Trong trường hợp Bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài, không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì Bị đơn phải nêu ra trong Bản tự bảo vệ.

2. Theo yêu cầu của Bị đơn, thời hạn gửi Bản tự bảo vệ có thể dài hơn ba mươi (30) ngày nhưng không được quá bảy mươi lăm (75) ngày kể từ ngày Bị đơn nhận được Đơn kiện và các tài liệu kèm theo của Nguyên đơn do Trung tâm gửi đến. Yêu cầu gia hạn phải được lập bằng văn bản và gửi cho Trung tâm trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày Bị đơn nhận được Đơn kiện và các tài liệu kèm theo của Nguyên đơn do Trung tâm gửi đến.

3. Bản tự bảo vệ và các tài liệu kèm theo phải lập đủ số bản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này.

Điều 11. Đơn kiện lại

1. Bị đơn có quyền kiện lại Nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến yêu cầu trong Đơn kiện của Nguyên đơn. Đơn kiện lại và các tài liệu kèm theo phải được gửi cho Trung tâm vào cùng thời điểm gửi Bản tự bảo vệ.

2. Đơn kiện lại gồm có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên và địa chỉ của Nguyên đơn và Bị đơn;

c) Tóm tắt nội dung vụ kiện lại;

d) Căn cứ pháp lý để kiện lại;

e) Trị giá của vụ kiện lại và các yêu cầu cụ thể khác của Bị đơn.

3. Kèm theo Đơn kiện lại, Bị đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ thỏa thuận trọng tài, các tài liệu, chứng cứ có liên quan và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài.

4. Đơn kiện lại và các tài liệu kèm theo phải lập đủ số bản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này.

5. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày Trung tâm nhận được Đơn kiện lại và các tài liệu kèm theo được quy định tại khoản 3 Điều này, Trung tâm gửi cho Nguyên đơn Đơn kiện lại và các tài liệu kèm theo của Bị đơn.

6. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được Đơn kiện lại và các tài liệu kèm theo do Trung tâm gửi, Nguyên đơn phải gửi cho Trung tâm Bản trả lời Đơn kiện lại.

7. Thủ tục giải quyết Đơn kiện lại được tiến hành như thủ tục giải quyết Đơn kiện của Nguyên đơn và do chính Hội đồng Trọng tài giải quyết Đơn kiện của Nguyên đơn giải quyết đồng thời với Đơn kiện của Nguyên đơn.

Điều 12. Sửa đổi, bổ sung, rút Đơn kiện và Đơn kiện lại

1. Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút Đơn kiện trước khi Hội đồng Trọng tài ra Quyết định Trọng tài.

2. Trong trường hợp có Đơn kiện lại, Bị đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút Đơn kiện lại trước khi Hội đồng Trọng tài ra Quyết định Trọng tài.

Điều 13. Tính độc lập, vô tư và khách quan của Trọng tài viên

1. Trọng tài viên được chọn hoặc được chỉ định phải độc lập, vô tư và  khách quan trong việc giải quyết vụ tranh chấp.

2. Từ khi được chọn hoặc được chỉ định và trong quá trình tố tụng trọng tài, Trọng tài viên phải thông báo công khai và kịp thời những việc có thể gây nghi ngờ về tính độc lập, vô tư và khách quan của mình.

Điều 14. Từ chối, thay đổi Trọng tài viên

1. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp sau đây:

a) Trọng tài viên là người thân thích của một bên hoặc đại diện của bên đó;

b) Trọng tài viên có lợi ích trong vụ tranh chấp;

c) Trọng tài viên tự nhận thấy mình không độc lập, vô tư, khách quan hoặc các bên có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không độc lập, vô tư, khách quan trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp.

2. Sau khi một bên đã chọn Trọng tài viên, bên này mới phát hiện được Trọng tài viên do mình chọn thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì bên này có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên này.

3. Đơn từ chối giải quyết vụ tranh chấp của Trọng tài viên, đơn yêu cầu thay đổi Trọng tài viên của các bên phải được gửi cho Hội đồng Trọng tài xem xét trước khi Hội đồng Trọng tài ra Quyết định Trọng tài. Trong trường hợp Hội đồng Trọng tài chưa được thành lập thì đơn từ chối giải quyết vụ tranh chấp, đơn yêu cầu thay đổi Trọng tài viên phải được gửi cho Chủ tịch Trung tâm xem xét.

4. Việc từ chối, thay đổi Trọng tài viên do các Trọng tài viên còn lại trong Hội đồng Trọng tài xem xét quyết định. Nếu các Trọng tài viên này không quyết định được thì Chủ tịch Trung tâm quyết định.

Trong trường hợp có hai Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối hoặc bị yêu cầu thay đổi thì việc thay đổi Trọng tài viên do Chủ tịch Trung tâm quyết định.

5. Trong quá trình tố tụng trọng tài, nếu có Trọng tài viên không thể tiếp tục tham gia thì việc thay đổi Trọng tài viên sẽ được tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 7, Điều 8 hoặc Điều 9 của Quy tắc này.

6. Hội đồng Trọng tài mới tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp. Trong trường hợp cần thiết, sau khi tham khảo ý kiến của các bên, Hội đồng Trọng tài mới có thể xem xét lại những vấn đề đã được xem xét tại các phiên họp giải quyết tranh chấp trước.

Điều 15. Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc

1. Sau khi được chọn hoặc được chỉ định, các Trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ và có quyền xác minh sự việc, nếu thấy cần thiết.

2. Hội đồng Trọng tài có quyền gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên hoặc theo sáng kiến của mình, Hội đồng Trọng tài có thể tìm hiểu sự việc từ người thứ ba với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên.

Điều 16. Thu thập chứng cứ

1. Các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh sự việc mà mình nêu ra. Hội đồng Trọng tài có quyền yêu cầu các bên bổ sung chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp, có quyền tự mình thu thập chứng cứ.

2. Hội đồng Trọng tài có thể mời giám định theo yêu cầu của một bên hoặc các bên và phải thông báo cho các bên biết. Bên yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng phí giám định, trường hợp các bên mời giám định thì cùng phải nộp tạm ứng phí giám định.

Điều 17. Địa điểm tiến hành trọng tài

Các bên có quyền thoả thuận chọn địa điểm giải quyết vụ tranh chấp. Nếu các bên không có thoả thuận thì địa điểm giải quyết vụ tranh chấp do Hội đồng Trọng tài quyết định có tính đến hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và sự thuận tiện cho các bên.

Điều 18. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt.

Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên có quyền thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài. Nếu các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt. Các bên có thể yêu cầu Trung tâm cung cấp phiên dịch và phải trả chi phí.

Điều 19. Căn cứ pháp lý để giải quyết nội dung vụ tranh chấp

1. Đối với vụ tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài giải quyết nội dung vụ tranh chấp căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng và pháp luật Việt Nam.

2. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài giải quyết nội dung vụ tranh chấp căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, vào luật áp dụng do các bên chọn, vào các điều ước quốc tế có liên quan và có tính đến các tập quán thương mại quốc tế.

Trong trường hợp các bên không chọn hoặc không thống nhất được việc chọn luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định chọn luật áp dụng mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp.

Điều 20. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp

1. Thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài quyết định, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

2. Giấy triệu tập phiên họp giải quyết vụ tranh chấp phải được gửi cho các bên chậm nhất là ba mươi (30) ngày trước ngày mở phiên họp, nếu các bên không có thoả thuận khác.

3. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai. Các bên có quyền mời nhân chứng, người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và thông báo cho Hội đồng Trọng tài trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng Trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.

Điều 21. Xem xét thoả thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng Trọng tài

1. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, ra Quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác. Bên khiếu nại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì được coi là đã rút khiếu nại. Hội đồng Trọng tài tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp.

2. Trong trường hợp không đồng ý với Quyết định của Hội đồng Trọng tài nêu tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định của Hội đồng Trọng tài, bên không đồng ý với Quyết định của Hội đồng Trọng tài có quyền yêu cầu Tòa án cấp tỉnh, nơi Hội đồng Trọng tài đã ra Quyết định, xem xét lại Quyết định của Hội đồng Trọng tài. Bên có yêu cầu phải đồng thời thông báo việc này cho Hội đồng Trọng tài; trong trường hợp này, Hội đồng Trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp.

3. Trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài, vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp sau khi đã nhận được Quyết định của Tòa án.

Điều 22. Hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp

1. Trường hợp có lý do chính đáng, các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp phải được lập bằng văn bản, nêu rõ lý do, kèm theo bằng chứng và gửi để Hội đồng Trọng tài nhận được chậm nhất là bảy (07) ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Nếu gửi yêu cầu hoãn chậm, bên yêu cầu hoãn phải chịu mọi chi phí phát sinh.

Hội đồng Trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn và kịp thời thông báo cho các bên.

2. Nếu xét thấy chưa đủ cơ sở để giải quyết vụ tranh chấp, Hội đồng Trọng tài phải hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và kịp thời thông báo cho các bên.

Điều 23. Việc vắng mặt của các bên

1. Nguyên đơn đã được triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp nhưng không tham dự phiên họp mà không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng Trọng tài đồng ý thì được coi là đã rút Đơn kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng Trọng tài chỉ tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp khi Bị đơn có yêu cầu hoặc có Đơn kiện lại theo quy định tại Điều 11 của Quy tắc này.

2. Bị đơn đã được triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp nhưng không tham dự phiên họp mà không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng Trọng tài đồng ý thì Hội đồng Trọng tài vẫn tiến hành giải quyết vụ tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.

3. Trong trường hợp có Đơn kiện lại, nếu Bị đơn đã được triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp nhưng không tham dự phiên họp mà không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng Trọng tài đồng ý thì được coi là đã rút Đơn kiện lại. Trong trường hợp này, Hội đồng Trọng tài chỉ tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp khi Nguyên đơn có yêu cầu.

4. Trong trường hợp các bên có yêu cầu, Hội đồng Trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để giải quyết vụ tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên.

Hội đồng Trọng tài có thể tiến hành giải quyết vụ tranh chấp khi có yêu cầu vắng mặt của một bên.

Điều 24. Hoà giải

1. Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể tự hòa giải. Trong trường hợp hòa giải thành thì theo yêu cầu của các bên, Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp. Trong trường hợp hoà giải thành khi Hội đồng Trọng tài chưa được thành lập thì Chủ tịch Trung tâm ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp.

2. Các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài tiến hành hòa giải. Trong trường hợp hòa giải thành thì Hội đồng Trọng tài lập Biên bản hòa giải thành và ra Quyết định công nhận hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải được các bên và các Trọng tài viên của Hội đồng Trọng tài ký. Quyết định công nhận hòa giải thành của Hội đồng Trọng tài là chung thẩm, được thi hành theo quy định tại Điều 31 của Quy tắc này.

Điều 25. Đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp

Việc giải quyết vụ tranh chấp được đình chỉ trong các trường hợp sau đây:

1. Nguyên đơn rút Đơn kiện hoặc được coi là đã rút Đơn kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Quy tắc này, trừ trường hợp Bị đơn có yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp.

2. Các bên thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết vụ tranh chấp.

3. Khi có Quyết định của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Quy tắc này.

Điều 26. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp, nếu thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, các bên có quyền gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Nguyên tắc ra Quyết định Trọng tài

Quyết định Trọng tài của Hội đồng Trọng tài được lập theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết. ý kiến của thiểu số được ghi vào Biên bản phiên họp.

Trong trường hợp không đạt được đa số, Quyết định Trọng tài được lập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.

Điều 28. Quyết định Trọng tài

1. Quyết định Trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra Quyết định Trọng tài;

b) Tên Trung tâm;

c) Tên, địa chỉ của Nguyên đơn và Bị đơn;

d) Họ tên các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất;

e) Tóm tắt Đơn kiện và các vấn đề tranh chấp;

f) Cơ sở để ra Quyết định Trọng tài;

g) Quyết định về vụ tranh chấp; quyết định về phí trọng tài và các chi phí khác;

h) Thời hạn thi hành Quyết định Trọng tài;

i) Chữ ký của các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất.

2. Trường hợp có Trọng tài viên không ký vào Quyết định Trọng tài, Chủ tịch Hội đồng Trọng tài phải ghi việc này trong Quyết định Trọng tài và nêu rõ lý do.

3. Các bên có quyền yêu cầu Hội đồng Trọng tài không đưa các vấn đề tranh chấp, cơ sở của các quyết định về vụ tranh chấp vào Quyết định Trọng tài.

Điều 29. Công bố Quyết định Trọng tài

1. Quyết định Trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp cuối cùng giải quyết vụ tranh chấp hoặc sau đó nhưng chậm nhất là sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng giải quyết vụ tranh chấp. Toàn văn Quyết định Trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày công bố.

2. Khi các bên có yêu cầu, Trung tâm cấp cho các bên bản sao Quyết định Trọng tài.

Điều 30. Sửa chữa Quyết định Trọng tài

1. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định Trọng tài, mỗi bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài sửa chữa những lỗi về tính toán, lỗi đánh máy, lỗi in hoặc những lỗi kỹ thuật khác. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Hội đồng Trọng tài tiến hành sửa chữa và phải thông báo cho các bên.

2. Quyết định sửa chữa là một phần của Quyết định Trọng tài và phải được các Trọng tài viên của `Hội đồng Trọng tài ký.

Điều 31. Hiệu lực của Quyết định Trọng tài

Quyết định Trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày công bố. Các  bên phải thi hành Quyết định Trọng tài theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Phí trọng tài

Phí trọng tài gồm:

1.      Thù lao cho các Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp.

2.      Phí hành chính của Trung tâm liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp.

3.      Chi phí đi lại, ở và các chi phí có liên quan khác cho các Trọng tài viên trong Hội đồng Trọng tài và thư ký phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.

4.      Các chi phí cần thiết, hợp lý về tham vấn các chuyên gia, các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài.

Điều 33. Việc nộp tạm ứng phí trọng tài

1. Khi nộp Đơn kiện, Nguyên đơn phải nộp tạm ứng toàn bộ các chi phí được nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 của Quy tắc này, trừ khi các bên có thoả thuận khác. Mức phí này được tính theo trị giá của vụ tranh chấp quy định tại Biểu phí trọng tài kèm theo Quy tắc này. Trường hợp trong Đơn kiện không nêu trị giá thì mức phí cụ thể do Trung tâm quyết định. Trong mọi trường hợp, nếu các chi phí trên không được nộp đủ thì Đơn kiện không được thụ lý.

2. Trong trường hợp có Đơn kiện lại, Bị đơn phải nộp tạm ứng toàn bộ phí trọng tài cho Đơn kiện lại, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu phí trọng tài không được nộp đủ thì Đơn kiện lại không được thụ lý.

3. Các chi phí nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 của Quy tắc này sẽ được nộp sau khi Hội đồng Trọng tài được thành lập. Trung tâm sẽ tham khảo ý kiến của Hội đồng Trọng tài để lập dự tính các chi phí sẽ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp và thông báo cho các bên. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Trung tâm, Nguyên đơn phải nộp đủ các chi phí này, trừ khi các bên có thoả thuận khác. Nếu không nộp đủ, Trung tâm có thể đề nghị Hội đồng Trọng tài tạm dừng giải quyết vụ tranh chấp và gia hạn thêm một thời hạn không quá mười lăm (15) ngày để Nguyên đơn nộp. Nếu hết thời hạn này mà Nguyên đơn vẫn không nộp thì được coi là rút Đơn kiện.

4. Trong trường hợp phiên họp giải quyết vụ tranh chấp phải hoãn mà phát sinh thêm chi phí thì sau mỗi lần hoãn Trung tâm sẽ lập dự tính chi phí bổ sung và yêu cầu các bên nộp tạm ứng theo các điều kiện trên.

5. Việc quyết toán các khoản chi phí sẽ được Trung tâm tính toán và thông báo cho các bên và cho Hội đồng Trọng tài trước khi Hội đồng Trọng tài ra Quyết định Trọng tài. Trong trường hợp số tiền tạm ứng cao hơn chi phí thực tế thì Trung tâm sẽ hoàn lại cho bên đã nộp số tiền còn dư. Trong trường hợp chi phí thực tế cao hơn số tiền tạm ứng thì các bên phải nộp bổ sung cho Trung tâm số tiền còn thiếu.

Điều 34. Quyết định về phí trọng tài và các chi phí có liên quan

Hội đồng Trọng tài sẽ quyết định bên phải chịu phí trọng tài và các chi phí có liên quan hoặc phân bổ theo tỷ lệ mỗi bên phải chịu trong Quyết định Trọng tài, trừ khi các bên có thoả thuận khác.

Điều 35. Biên bản phiên họp giải quyết vụ tranh chấp

1. Biên bản phiên họp giải quyết vụ tranh chấp gồm các nội dung sau:

a) Tên vụ tranh chấp;

b) Địa điểm và ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp;

c) Tên của Nguyên đơn, Bị đơn và những người đại diện tham gia phiên họp giải quyết vụ tranh chấp;

d) Tên các Trọng tài viên, giám định viên và nhân chứng (nếu có) và những người khác tham gia phiên họp giải quyết vụ tranh chấp;

e) Tóm tắt diễn biến phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.

2. Biên bản phiên họp giải quyết vụ tranh chấp phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng Trọng tài và thư ký phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.

3. Các bên có quyền tìm hiểu nội dung Biên bản, yêu cầu sửa chữa, bổ sung Biên bản. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu sửa chữa, bổ sung của các bên, Hội đồng Trọng tài phải ghi vào Biên bản.

Điều 36. Lưu trữ hồ sơ vụ tranh chấp

Hồ sơ vụ tranh chấp bao gồm Quyết định Trọng tài, Biên bản hoà giải thành, Quyết định công nhận hoà giải thành, Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp và các tài liệu khác có liên quan được lưu trữ tại Trung tâm.

{tab=MẪU VĂN BẢN}

Model Arbitration Clause – Điều khoản mẫu

Of the Vietnam International Arbitration Centre

At the Vietnam Chamber of Commerce and Industry

The Vietnam International Arbitration Centre at the Vietnam Chamber of Commerce and Industry (the “VIAC”) recommends that all parties wishing to make reference to VIAC arbitration in their contracts use the following model clause.

“All disputes arising out of or in relation to this contract shall be finally settled by the Vietnam International Arbitration Centre at the Vietnam Chamber of Commerce and Industry in accordance with its Rules of Arbitration”.

Additionally, the parties may add the following provisions to the arbitration clause:

(a) The number of arbitrators shall be ……… (one or three);

(b) The place of the arbitration shall be ……… ;

As to disputes involving a foreign element, the parties may also  make addtions:

(c) The applicable law shall be ……… ;

(d) The language of the arbitration shall be ……… .

ĐƠN KIỆN

……. ngày…… tháng …… năm …………

Kính gửi: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Tên doanh nghiệp (Nguyên đơn): ………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………..

ĐT:  ……………………………………………………………………….

Fax: ……………………………….Email………………………………

Họ tên người đại diện: ………………………………………………

Chức vụ: …………………………………………………………………

Nay làm Đơn khởi kiện Bị đơn:

Tên doanh nghiệp: (Bị đơn)  ………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

ĐT:  ………………………………………………………………………..

Fax: ………………………………………………………………………..

Họ tên người đại diện: ………………………………………………

Chức vụ: …………………………………………………………………

I- Trình bày tóm tắt nội dung vụ tranh chấp: ……………………

II- Căn cứ pháp lý để khởi kiện …………………………………………….. .

III- Trị giá vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của Nguyên đơn:

(Đề nghị ghi rõ trị giá tranh chấp và các yêu cầu cụ thể)

Ví dụ:

–         Trị giá vụ tranh chấp: 100.000 VND và 100.000 USD.

–         Các yêu cầu cụ thể của Nguyên đơn gồm:

(1)   …………………………………………………………………………

(2)   …………………………………………………………………………

(3)   …………………………………………………………………………

IVTên Trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn: ……………………

(Nguyên đơn có thể trực tiếp chọn Trọng tài viên hoặc yêu cầu Chủ tịch VIAC chỉ định Trọng tài viên thay mình)

(Ký tên và đóng dấu)

{tab=Q&A}

1. Hỏi : Trọng tài là gì?

Trả lời : Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được tiến hành theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi Hội động Trọng tài thuộc một Trung tâm Trọng tài nhất định hoặc bởi Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, tùy thuộc vào quyền lựa chọn của các bên.
2. Hỏi : Trọng tài và hòa giải khác nhau như thế nào?
Trả lời : Trong trọng tài, trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp và ra quyết định chung thẩm. Một khi quyết định trọng tài đã được tuyên sẽ có giá trị ràng buộc các bên cho dù các bên có đồng ý hay không.

Đối với hòa giải, hòa giải viên không quyết định vụ tranh chấp mà có vai trò giúp các bên giải quyết vụ tranh chấp thông qua một quá trình thương lượng và thu hẹp những điểm bất đồng. Hòa giải viên sẽ giúp các bên đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, khác với quyết định trọng tài, thỏa thuận của các bên không mang tính ràng buộc. Trong trường hợp một bên không tự nguyện thực hiện thỏa thuận hòa giải, bên kia có thể khởi kiện ra trọng tài hoặc tòa án tùy theo thỏa thuận của các bên.
3. Hỏi : Những tranh chấp nào có thể được giải quyết bằng trọng tài?


Trả lời :
Những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại có thể được giải quyết bằng trọng tài.

Theo Điều 2 Khoản 3 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003, hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.
4. Hỏi : Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có những ưu điểm gì?
Trả lời : Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đơn giản hơn so với tòa án và trọng tài được giải quyết không công khai, quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm. Ngoài ra, trong trọng tài các bên được tự do chỉ định trọng tài viên của riêng mình và tự do thỏa thuận về các trình tự, thủ tục giải quyết vụ tranh chấp như ngôn ngữ trọng tài, địa điểm trọng tài, luật áp dụng v.v…
5. Hỏi : VIAC là gì?
Trả lời : VIAC là tên viết tắt của cụm từ “Vietnam International Arbitration Centre at the Vietnam Chamber of Commerce and Industry” – “Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”.

VIAC được thành lập ngày 28 tháng 4 năm 1993 theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngọai thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964).
6. Hỏi : Liệu các bên có thể đưa tranh chấp ra VIAC giải quyết trong trường hợp không có thỏa thuận trọng tài không?
Trả lời : Theo quy định của Điều 3 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003, tranh chấp chỉ có thể được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xẩy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài. Theo đó, nếu muốn giải quyết tranh chấp tại VIAC các bên phải có thỏa thuận bằng văn bản trong đó chỉ rõ chọn VIAC để giải quyết tranh chấp.

VIAC khuyến nghị các doanh nghiệp đưa điều khoản trọng tài mẫu của VIAC sau đây vào hợp đồng: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.
7. Hỏi : Liệu các bên có thể đưa tranh chấp ra tòa án giải quyết khi đã có thỏa thuận trọng tài không?
Trả lời : Không. Theo quy định của Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003, trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

Theo Điều 10 của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp sau đây:

1. Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại;

2. Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật;

3. Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

4. Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung;

5. Thỏa thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh;

6. Bên ký thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
8. Hỏi : Liệu các bên có thể đưa tranh chấp ra tòa án giải quyết khi đã có thỏa thuận trọng tài không?
Trả lời : Không. Theo quy định của Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003, trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

Theo Điều 10 của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp sau đây:

1. Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại;

2. Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật;

3. Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

4. Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung;

5. Thỏa thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh;

6. Bên ký thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
9. Hỏi : Muốn nộp Đơn kiện ra VIAC tôi phải làm thế nào?
Trả lời : Đơn kiện sẽ nộp trực tiếp tại trụ sở chính VIAC (Số 9 phố Đào Duy Anh, Hà Nội, Việt Nam). Đơn kiện phải bao gồm những nội dung sau:

Ø Ngày, tháng, năm viết đơn;

Ø Tên và địa chỉ của Nguyên đơn và Bị đơn;

Ø Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;

Ø Căn cứ pháp lý để khởi kiện;

Ø Trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của Nguyên đơn;

Ø Tên Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn hoặc yêu cầu của Nguyên đơn về việc Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên cho mình.

Kèm theo Đơn kiện, Nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ thỏa thuận trọng tài, các tài liệu, chứng cứ có liên quan và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài. Đơn kiện và các tài liệu kèm theo phải lập đủ số bản (05 bản) để gửi cho các thành viên trong Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, mỗi người một bản, cho Bị đơn một bản và một bản lưu tại VIAC.
10. Hỏi : Công ước Niu Oóc là Công ước gì? Hiện nay có bao nhiêu quốc gia là thành viên của Công ước? Việt Nam đã tham gia Công ước này chưa?
Trả lời : Công ước về Công nhận và Thi hành các Quyết định Trọng tài nước ngoài của Liên Hiệp quốc thường được gọi là Công ước Niu Oóc, được thông qua vào năm 1958 và đánh dấu một mốc quan trọng trong trọng tài quốc tế. Công ước này đòi hỏi những nước tham gia phải công nhận các thoả thuận trọng tài bằng văn bản và tòa án của các nước thành viên phải từ chối giải quyết các các tranh chấp có dẫn chiếu đến một thoả thuận trọng tài. Các nước tham gia cũng phải công nhận và cho thi hành các quyết định trọng tài được tuyên tại những nước là thành viên của Công ước. Tính đến nay đã có 137 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Công ước. Việt Nam tham gia Công ước vào ngày 12 tháng 12 năm 1995. Để có bản đầy đủ của Công ước Niu Oóc, hãy vào trang web của UNCITRAL website.
11. Hỏi : Các bên có bắt buộc phải chỉ định trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên của VIAC không khi thủ tục trọng tài được giải quyết theo Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC?
Trả lời : Theo Quy tắc tố tụng của VIAC, đối với các vụ tranh chấp trong nước các bên phải chỉ định trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên của VIAC. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên có thể chỉ định trọng tài viên không có tên trong Danh sách Trọng tài viên của VIAC.
12. Hỏi : Đề nghị cho biết mức phí trọng tài khi giải quyết tại VIAC.
Trả lời : Hiện nay VIAC có Biểu phí trọng tài áp dụng chung cho các vụ tranh chấp trong nước và vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Mức phí cụ thể sẽ được tính theo trị giá vụ tranh chấp mà các bên yêu cầu.

13. Hỏi : Trong quá trình giải quyết tranh chấp, việc các bên tự hoà giải có được công nhận không? Nếu có thì quyết định công nhận hoà giải thành được thi hành như thế nào?
Trả lời : Ðiều 37 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại ngày 25/2/2003 (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2003) quy định, các bên có thể tự hoà giải. Trong trường hợp hoà giải thành thì theo yêu cầu của các bên, Hội đồng Trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng. Các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận. Biên bản phải được các bên và các trọng tài viên ký. Quyết định công nhận hoà giải thành của Hội đồng trọng tài là chung thẩm và được thi hành theo quy định tại điều 57 của Pháp lệnh này.

Ðiều 57 Pháp lệnh quy định về thi hành Quyết định trọng tài như sau: Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên đươc thi hành quyết định có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh, nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành quyết định.
14. Hỏi : Khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, tòa án có hỗ trợ ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp không?
Trả lời : Điều 33 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại quy định như sau:

Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây:

1. Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ;

2. Kê biên tài sản tranh chấp;

3. Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp;

4. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp;

5. Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ;

6. Phong toả tài khoản tại ngân hàng.

Như vậy, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên vẫn có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngoài Điều 33 quy định về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Pháp lệnh Trọng tài còn quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 34), thay đổi hoặc hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 35), trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 36).
15. Hỏi : Khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, tòa án có hỗ trợ ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp không?
Trả lời : Điều 33 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại quy định như sau:

Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây:

1. Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ;

2. Kê biên tài sản tranh chấp;

3. Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp;

4. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp;

5. Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ;

6. Phong toả tài khoản tại ngân hàng.

Như vậy, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên vẫn có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngoài Điều 33 quy định về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Pháp lệnh Trọng tài còn quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 34), thay đổi hoặc hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 35), trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 36).
16. Hỏi : Giá trị pháp lý của Quyết định trọng tài? Trường hợp đã có Quyết định trọng tài, nếu một bên không đồng ý với Quyết định trọng tài thì có quyền kiện tiếp ra tòa án hay không?
Trả lời : Theo quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, Quyết định Trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp Toà án huỷ quyết định trọng tài theo quy định của Pháp lệnh này.

Khác với tòa án, nguyên tắc giải quyết bằng trọng tài đó là xét xử “một lần”. Vì vậy, Quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm. Khi đã có Quyết định trọng tài các bên không thể khởi kiện tiếp ra tòa án.
17. Hỏi : Xin cho biết tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên? Những ai không được làm trọng tài viên?
Trả lời : Theo Điều 12 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây có thể làm Trọng tài viên:

(a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

(b) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan;

(c) Có bằng đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ năm năm trở lên.

Cũng theo Điều 12 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, những người sau đây không được làm trọng tài viên:

(a) Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích không được làm Trọng tài viên.

(b) Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức đang công tác tại Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án không được làm Trọng tài viên.
18. Hỏi : Trong trường hợp chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, các bên có quyền chọn luật áp dụng không?
Trả lời : Điều 7 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại quy định như sau:

1. Đối với vụ tranh chấp giữa các bên Việt Nam, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết tranh chấp.

2. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Việc lựa chọn pháp luật nước ngoài và việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, các bên chỉ có quyền chọn luật áp dụng khi vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Đối với vụ tranh chấp trong nước thì các bên không có quyền chọn luật áp dụng. Trong trường hợp các bên không lựa chọn pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài quyết định.

19. Hỏi : Thời hiệu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là bao lâu?

Trả lời : Điều 21 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại quy định thời hiệu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như sau:

1. Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định đó của pháp luật.

2. Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là hai năm, kể từ ngày xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày xảy ra sự kiện cho đến khi không còn sự kiện bất khả kháng.

20. Hỏi : Tôi muốn chọn trọng tài adhoc để giải quyết tranh chấp. Xin cho biết pháp luật Việt Nam có cho phép sử dụng trọng tài adhoc không?

Trả lời : Theo Điều 19 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, các bên có quyền lựa chọn Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập (trọng tài adhoc) để giải quyết vụ tranh chấp.

{/tabs}