0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Luật sư tư vấn về Luật Ngân hàng

Văn phòng luật sư Đà Nẵng  – Luật sư tư vấn về Luật Ngân hàng


Tôi xin hỏi anh câu hỏi sau, nhờ công ty anh trả lời giúp tôi bằng văn bản được không ạ.

Tôi là người đại diện cho một doanh nghiệp của Việt Nam, công ty cần vay tiền của công ty/cá nhân nước ngoài (có hợp đồng hạch toán trả lãi và trả gốc định kỳ). Hợp đồng vay ngắn hạn 12 tháng, số tiền khoảng 300.000 USD trở lại. Giao dịch vay và trả nợ thông qua chuyển khoản ngân hàng. Vậy tôi xin hỏi giao dịch của Công ty tôi và đối tác cho vay nước ngoài có phù hợp Pháp luật hiện hành và các quy định của ngân hàng không?

Thay mặt Công ty Luật Dragon, Ban tư vấn xin trả lời Qúy Khách như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

  • Điểm 2, 4, 16 Điều 3 Nghị định 160/2006/ND-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành  Pháp lệnh ngoại hối năm 2005

« 2. Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:

a) Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng);

b) Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);

c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;

d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài;

đ) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;

g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;

h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

4. Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong các lĩnh vực sau đây:

a) Đầu tư trực tiếp;

b) Đầu tư vào các giấy tờ có giá;

c) Vay và trả nợ nước ngoài;

d) Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài;

đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

16. Vay và trả nợ nước ngoài là việc người cư trú vay và trả nợ đối với người không cư trú dưới các hình thức theo quy định của pháp luật » .

  • Điều 17 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 quy định về vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân.

“ 1. Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân được vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài, thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong phạm vi tổng hạn mức vay vốn nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hằng năm.

3. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài và sử dụng các hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh và các hình thức bảo đảm khoản vay khác”.

  • Điều 21 Nghị định 160. Vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng

1. Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng được trực tiếp vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ và sử dụng vốn vay đúng mục đích, phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng vay và trả nợ nước ngoài phải đáp ứng điều kiện vay, trả nợ nước ngoài, đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản vốn vay, trả nợ nước ngoài, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Các khoản vay nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong phạm vi tổng hạn mức vay vốn nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.

  • Điểm 13 Mục I, Chương II của Thông tư 09/2004/TT-NHNN quy định về Mục đích vay ngắn hạn phù hợp với phạm vi hoạt động của Doanh nghiệp:

“a. Đối với Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng: Khoản vay ngắn hạn dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, theo đúng phạm vi hoạt động của Doanh nghiệp được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp”;

  • Điểm 14 Mục I, Chương II của Thông tư 09/2004/TT-NHNN về các điều kiện điều kiện vay do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định:

“a) Đối tượng các Doanh nghiệp được vay nước ngoài ngắn hạn;

b) Thời hạn vay và chi phí khoản vay ngắn hạn (gồm lãi suất, phí và các chi phí khác);

c) Ký quỹ đối với các khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại hoạt động ở Việt nam.

Trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các điều kiện vay nêu tại điểm 14, Mục I, Chương II của Thông tư này” .

  • Điểm 20, Mục I, Chương III Thông tư 09/2004/TT-NHNN quy định về yêu cầu và quy trình thực hiện việc đăng ký khoản vay nước ngoài:

“a) Đối với khoản vay ngắn hạn, Doanh nghiệp không phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước nhưng Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn phải đảm bảo phù hợp với các điều kiện nêu tại Mục I, Chương II của Thông tư này”.

  • Điểm 25 mục II chương III Thông tư 09/2004/TT-NHNN quy định hồ sơ đăng ký vay, trả nợ nước ngoài đối với Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng bao gồm:

“a) Đơn đăng ký vay, trả nợ nước ngoài (theo Mẫu đơn số 1 kèm theo Thông tư này);

b) Bản sao có công chứng Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc giấy phép hoạt động, văn bản liên quan khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c)  Bản sao có công chứng văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư hoặc Phương án sản xuất kinh doanh (trừ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);

d) Bản sao có công chứng Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ra nước ngoài (trong trường hợp Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra nước ngoài);

đ) Bản sao và bản dịch ra tiếng Việt Nam Hợp đồng vay nước ngoài đã ký (có xác nhận của Thủ trưởng Doanh nghiệp).”

  • Điểm 31, 32, 33, 34, 35 mục V, chương III thông tư 09/2004 quy định về rút vốn và trả nợ nước ngoài quy định:

“31. Các giao dịch rút vốn và trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài của Doanh nghiệp chỉ được thực hiện thông qua 01 Ngân hàng được phép, trừ một số giao dịch (trong đó Ngân hàng được phép không bảo lãnh và làm dịch vụ) sau đây:

a) Rút vốn thanh toán trực tiếp cho Người thụ hưởng nước ngoài đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu;

b) Rút vốn, trả nợ thông qua tài khoản của Doanh nghiệp mở tại nước ngoài (trong trường hợp Doanh nghiệp được phép mở tài khoản ở nước ngoài);

c) Rút vốn dưới hình thức nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ trả chậm, trả nợ dưới hình thức xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.

32. Trường hợp Doanh nghiệp đang thực hiện việc rút vốn, trả nợ qua một Ngân hàng được phép nhưng có nhu cầu chuyển sang một Ngân hàng được phép khác thì phải tất toán các giao dịch rút vốn, trả nợ tại ngân hàng cũ; Nếu là vay trung dài hạn, Doanh nghiệp phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi ngân hàng làm dịch vụ rút vốn, trả nợ.

33. Doanh nghiệp khi thực hiện việc rút vốn, trả nợ nước ngoài qua Ngân hàng được phép phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Khi rút vốn:

– Đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn, Doanh nghiệp phải xuất trình cho Ngân hàng được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc rút vốn bản chính Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn đã ký;

Ngoài ra, đối với các khoản vay ngắn, trung, dài hạn, Doanh nghiệp có trách nhiệm xuất trình các văn bản, tài liệu cần thiết khác khi Ngân hàng được phép yêu cầu.

Trong trường hợp Doanh nghiệp không thực hiện việc rút vốn thông qua Ngân hàng được phép mà chỉ thực hiện việc trả nợ thông qua Ngân hàng được phép, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn, Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc trả nợ về ngày rút vốn và số vốn đã rút theo Hợp đồng vay nước ngoài.

b) Khi trả nợ:

Doanh nghiệp phải xuất trình cho Ngân hàng được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc trả nợ các tài liệu sau:

– Bản chính văn bản Xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp vay trung, dài hạn);

– Bản chính Hợp đồng vay nước ngoài (ngắn, trung, dài hạn) đã ký;

– Bản chính hoặc bản sao (có xác nhận của thủ trưởng Doanh nghiệp) các chứng từ chứng minh việc rút vốn theo Hợp đồng vay nước ngoài (ngắn, trung, dài hạn) và các văn bản, tài liệu cần thiết khác khi Ngân hàng được phép yêu cầu.

Trong trường hợp Doanh nghiệp đã thực hiện việc rút vốn thông qua Ngân hàng được phép nhưng không thực hiện việc trả nợ thông qua Ngân hàng được phép, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện việc trả nợ, Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc rút vốn về ngày trả nợ và số tiền trả nợ theo Hợp đồng vay nước ngoài.

34. Ngân hàng được phép phải thực hiện các quy định sau đây khi thực hiện việc rút vốn, trả nợ nước ngoài cho Doanh nghiệp:

a) Đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn:

– Thực hiện việc rút vốn, chuyển tiền trả nợ nước ngoài cho Doanh nghiệp trên cơ sở bản chính Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn đã ký và các chứng từ chứng minh việc rút vốn, trả nợ do Doanh nghiệp xuất trình;

– Kiểm tra, đối chiếu các tài liệu do Doanh nghiệp xuất trình để đảm bảo thực hiện đúng các giao dịch khoản vay của Doanh nghiệp;

– Thống kê các giao dịch rút vốn, trả nợ phát sinh, số dư và các số liệu cần thiết khác của các khoản vay ngắn hạn mà ngân hàng đã bảo lãnh, làm dịch vụ;

– Lưu bản sao các văn bản cần thiết do Doanh nghiệp xuất trình.

c) Ngân hàng được phép không thực hiện việc giải ngân, chuyển tiền trả nợ nước ngoài theo yêu cầu của Doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

– Khoản vay trung, dài hạn của Doanh nghiệp không có văn bản  của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký hoặc đăng ký thay đổi vay, trả nợ nước ngoài; hoặc Hợp đồng vay nước ngoài có những nội dung không phù hợp với qui định của pháp luật Việt Nam.

–  Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn của Doanh nghiệp được gia hạn mà tổng thời gian gia hạn và thời gian đã vay ngắn hạn trên 1 năm trở lên không có văn bản xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước.

d) Hướng dẫn các Doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định hiện hành về vay, trả nợ nước ngoài; kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp phát hiện Doanh nghiệp vi phạm các quy định hiện hành về vay, trả nợ nước ngoài.

35. Ngân hàng được phép có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về việc rút vốn, trả nợ nước ngoài của Thông tư này cho khoản vay nước ngoài của chính Ngân hàng được phép đó”.

2. Ý kiến tư vấn:

–       Trong trường hợp của bạn nêu ra thì công ty của bạn là một Doanh nghiệp của Việt Nam tức là một tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Do vậy, theo Điều 3 Nghị đinh 160/2006/ND-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 thì doanh nghiệp của bạn được gọi là người cư trú, là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005.

–       Hợp đồng vay giữa Công ty của bạn với tổ chức, cá nhân nước ngoài có thời hạn 12 tháng với giá trị vay là 300.000USD. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì đó là khoản vay nước ngoài ngắn hạn (có thời hạn từ 12 tháng trở xuống).

– Theo điều 17 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và điều 21 Nghị định 160/2006/ND-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối năm 2005 thì Người cư trú là tổ chức kinh tế được trực tiếp vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ và sử dụng vốn vay đúng mục đích, phù hợp với quy định của pháp luật. Khi tiến hành vay và trả nợ nước ngoài, người cư trú là tổ chức kinh tế phải đáp ứng những quy định của Pháp luật hiện hành về:

+ điều kiện vay, trả nợ nước ngoài,

+ đăng ký khoản vay,

+ mở và sử dụng tài khoản vốn vay, trả nợ nước ngoài,

+ rút vốn và chuyển tiền trả nợ,

+ báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, các khoản vay nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong phạm vi tổng hạn mức vay vốn nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.

Cụ thể pháp luật quy định như sau:

a. Về điều kiện vay và trả nợ nước ngoài:

Đối với Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng: Khoản vay ngắn hạn dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, theo đúng phạm vi hoạt động của Doanh nghiệp được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp;

Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện vay do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định:

– Đối tượng các Doanh nghiệp được vay nước ngoài ngắn hạn;

– Thời hạn vay và chi phí khoản vay ngắn hạn (gồm lãi suất, phí và các chi phí khác);

– Ký quỹ đối với các khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại hoạt động ở Việt nam.

Trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các điều kiện vay nêu tại điểm 14, Mục I, Chương II của Thông tư 09/2004/TT-NHNN.

Đối với khoản vay ngắn hạn, Doanh nghiệp không phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước nhưng Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn phải đảm bảo phù hợp với các điều kiện nêu tại Mục I, Chương II của Thông tư 09/2004/TT-NHNN.

b. Đăng kí khoản vay; Mở và sử dụng tài khoản vốn vay, trả nợ nước ngoài

Đối với khoản vay ngắn hạn, Doanh nghiệp không phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước nhưng Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn phải đảm bảo phù hợp với các điều kiện nêu tại Mục I, Chương II của Thông tư 09/2004/TT-NHNN.

Hồ sơ Đăng ký vay, trả nợ nước ngoài đối với Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng bao gồm:

– Đơn đăng ký vay, trả nợ nước ngoài (theo Mẫu đơn số 1 kèm theo Thông tư 09/2004/TT-NHNN);

– Bản sao có công chứng Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc giấy phép hoạt động, văn bản liên quan khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Bản sao có công chứng văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư hoặc Phương án sản xuất kinh doanh (trừ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);

– Bản sao có công chứng Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ra nước ngoài (trong trường hợp Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra nước ngoài);

– Bản sao và bản dịch ra tiếng Việt Nam Hợp đồng vay nước ngoài đã ký (có xác nhận của Thủ trưởng Doanh nghiệp).

c. Rút vốn và chuyển tiền trả nợ

Các giao dịch rút vốn và trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài của Doanh nghiệp chỉ được thực hiện thông qua 01 Ngân hàng được phép, trừ một số giao dịch (trong đó Ngân hàng được phép không bảo lãnh và làm dịch vụ) sau đây:

– Rút vốn thanh toán trực tiếp cho Người thụ hưởng nước ngoài đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu;

– Rút vốn, trả nợ thông qua tài khoản của Doanh nghiệp mở tại nước ngoài (trong trường hợp Doanh nghiệp được phép mở tài khoản ở nước ngoài);

– Rút vốn dưới hình thức nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ trả chậm, trả nợ dưới hình thức xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.

Trong trường hợp Doanh nghiệp đang thực hiện việc rút vốn, trả nợ qua một Ngân hàng được phép nhưng có nhu cầu chuyển sang một Ngân hàng được phép khác thì phải tất toán các giao dịch rút vốn, trả nợ tại ngân hàng cũ; Nếu là vay trung dài hạn, Doanh nghiệp phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi ngân hàng làm dịch vụ rút vốn, trả nợ.

Khi thực hiện việc rút vốn, trả nợ nước ngoài qua Ngân hàng được phép, doanh nghiệp phải thực hiện các quy định sau đây:

– Khi rút vốn:  Đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn, Doanh nghiệp phải xuất trình cho Ngân hàng được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc rút vốn bản chính Hợp đồng vay nước ngoài ngắn hạn đã ký;

Trong trường hợp Doanh nghiệp không thực hiện việc rút vốn thông qua Ngân hàng được phép mà chỉ thực hiện việc trả nợ thông qua Ngân hàng được phép, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn, Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc trả nợ về ngày rút vốn và số vốn đã rút theo Hợp đồng vay nước ngoài.

–       Khi trả nợ: Doanh nghiệp phải xuất trình cho Ngân hàng được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc trả nợ các tài liệu sau:

+ Bản chính văn bản Xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp vay trung, dài hạn);

+ Bản chính Hợp đồng vay nước ngoài (ngắn, trung, dài hạn) đã ký;

+ Bản chính hoặc bản sao (có xác nhận của thủ trưởng Doanh nghiệp) các chứng từ chứng minh việc rút vốn theo Hợp đồng vay nước ngoài (ngắn, trung, dài hạn) và các văn bản, tài liệu cần thiết khác khi Ngân hàng được phép yêu cầu.

Trong trường hợp Doanh nghiệp đã thực hiện việc rút vốn thông qua Ngân hàng được phép nhưng không thực hiện việc trả nợ thông qua Ngân hàng được phép, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện việc trả nợ, Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng được phép nơi Doanh nghiệp thực hiện việc rút vốn về ngày trả nợ và số tiền trả nợ theo Hợp đồng vay nước ngoài.

d. Báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính về tình hình thực hiện các khoản vay nước ngoài theo quy định sau: Định kỳ hàng quý (chậm nhất ngày 7 của tháng đầu quý tiếp theo): Báo cáo tình hình thực hiện các khoản vay ngắn hạn của Doanh nghiệp, không thực hiện việc rút vốn và trả nợ qua Ngân hàng được phép (các trường hợp nêu tại điểm 31(a), 31(b), 31(c) Mục V, Chương III của Thông tư 09/2004/TT-NHNN). Báo cáo thực hiện theo Mẫu biểu số 1 kèm theo Thông tư  09/2004/TT-NHNN.

Căn cứ vào những quy định ở trên, nếu doanh nghiệp của bạn đáp ứng được những điều kiện về vay và trả nợ nước ngoài của Doanh nghiệp thì Giao dịch vay vốn giữa công ty bạn và đối tác nước ngoài là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này.

Để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn mời anh/chị trực tiếp liên hệ với Công ty Luật Dragon theo địa chỉ bên dưới.

Trân trọng!

Luật sư  Nguyễn Minh Long

CÔNG TY LUẬT TNHH DRAGON

Địa chỉ      :  Phòng 14.6, tòa nhà VIMECO, Lô E9, đường Phạm Hùng

Phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Mobie        : 091.303.1525

Tel             :  04.3769.0144

Fax            : 04.3769.0143

E – mail    : dragonlawfirm@gmail.com/ luatdragon@gmail.com

Website     : https://vanphongluatsu.com.vn