0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, 5 năm nhìn lại

Kể  từ khi Luật Luật sư được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua  ngày 29/06/2006,và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đến nay đã 5 năm. Muốn biết 5 năm qua Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã phát triển, trưởng thành như thế nào, thiết nghĩ cần nhìn lại từng chặng đường đó qua.


Luật sư Hà Nội có thể tự hào là một Đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong toàn quốc.

Được sự đồng ý của Bộ Tư pháp, ngày 30 tháng 04 năm 1984, Uỷ ban ND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 1615/ QĐTC thành lập Đoàn luật sư. Sau 7 tháng chuẩn bị, ban vận động đó hội tụ được 16 thành viển trong đó có nhiều người đó từng là luật sư từ Pháp về tham gia kháng chiến tại các cơ quan tư pháp của Nhà nước Việt Nam, đó nghỉ hưu.

Ngày 24 thỏng 11 năm 1984, 16 luật sư đó tổ chức Đại hội toàn thể để thành lập Đoàn, do luật sư Vũ Như Giới làm chủ nhiệm. Ngày ấy đó trở thành ngày truyền thống của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Hai mươi bẩy năm qua Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đó trưởng thành theo đà phát triển, lớn mạnh của đất nước.

Nhiệm kỳ II được tổ chức vào các ngày 05,06 tháng 02 năm 1988. Thời kỳ này  Đoàn luật sư thành phố Hà Nội mới có 28 thành viên. Hầu hết đều là các cán bộ đã  làm công tác tại các cơ quan pháp luật nghỉ hưu. Đoàn luật sư là tổ chức xã hội nghề nghiệp đồng thời cũng là tổ chức hành nghề của các luật sư. Hoạt động hành nghề chủ yếu là tham gia tố tụng các vụ án hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu. Mặc dù lúc này đã có Pháp lệnh về luật sư năm 1987, nhưng đất nước vẫn còn bị chi phối bởi cơ chế bao cấp. Mặt khác,lại bị bao vây cấm vận. Kinh tế không phát triển. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn làm cho nghề luật sư không có điều kiện phát triển.

Nhiệm kỳ III được tiến hành vào ngày 06 tháng 01 năm 1992. Tổng số thành viên là 40 người.

Nhiệm kỳ IV được tiến hành vào ngày 01,02 tháng 06 năm 1995 số lượng luật sư khi này lên 72 người. Tháng 09 năm 1995, đã có 25 luật sư là đảng viên nên Thành uỷ Hà Nội đã quyết định cho thành lập Chi bộ đảng CSVN tại Đoàn luật sư để thực hiện nhiệm vụ lãnh của Đảng đối với Đoàn luật sư. Trong thời gian này Đoàn luật sư thành phố Hà Nội có chủ trương đóng cửa, không kết nạp thêm thành viên, làm cho hàng trăm người muốn hành nghề luật sư phải đi đến các tỉnh lân cận như Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Hải Phòng vân v.. để xin gia nhập. Vì thế đến Đại hội nhiệm kỳ V tiến hành vào ngày 01,02 tháng 8 năm 1998 số lượng thành viên còn có 69 người.

Tháng 02 năm 2001, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về luật sư, thay thế cho Pháp lệnh năm 1987. Pháp lệnh này đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển nghề luật sư ở Việt Nam nói chung, và cho Đoàn luật sư Hà Nội nói riêng. Nhiều luật sư từ các tỉnh đã chuyển về tham gia Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Đại hội nhiệm kỳ VI được tiến hành vào ngày14/9/2002 với số thành viên là 130 người.

Nhờ có Pháp lệnh về luật sư 2001, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã phát triển từ 130  lên đến gần 500 người. Trong số này có tới 1/3  là luật sư tập sự; có trên 40 luật sư đồng thời cũng là công chức.

Pháp lệnh 2001 là cơ sở thực tiễn, tạo tiền đề cho Luật Luật sư ra đời. Luật Luật sư ra đời đã đáp ứng sự đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ngày càng được phát triển và củng cố vững chắc. Nền dân chủ XHCN ngày càng được mở rộng và đổi mới các phương thức quản lý của Nhà nước nhằm bảo đảm cho người dân có đầy đủ điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Các quyền cơ bản của công dân được quy định khá đầy đủ từ Điều 49 đến Điều 82 của Hiến pháp năm 1992. Trong các quyền ấy có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,được pháp luật bảo hộ về tính mệnh, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân,quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thửc truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.(Đ.71) Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở…..(Đ.73)  Điều 132 Hiến pháp còn quy định: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức kuật sư được  thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Những trích dẫn trên đây, cho thấy, việc tổ chức và phát triển nghề luật sư ở Việt Nam là một đòi hỏi khách quan không chỉ của xã hội, của nhân dân trong nước mà còn đáp ứng sự đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế. Quá trình hàng chục năm, ta tiến hành cuộc vận động để gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế ( WTO), ở đâu người ta cũng xem xét đến vai trò của luật sư, tổ chức luật sư của ta. Họ cho rằng, ở nơi  nào có đội ngũ luật sư vững mạnh thì ở đấy việc thực thi pháp luật được bảo đảm sự công bằng và minh bạch. Có như vậy người ta mới yên tâm bỏ tiền, bỏ của ra để làm ăn, buôn bán, đầu tư.

Chính nhờ có sự đòi hỏi khách quan cả trong nước và quốc tế như vậy, luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Sau Pháp lệnh 2001 có Luật Luật sư ra đời vào 2006.  Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng có Nghị quyết số 08 tháng 2 năm 2002, sau đó lại có Nghị quyết 49 ngày 02/06/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.  Chính nhờ các văn kiện quan trọng này, luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam  được phát triển mạnh mẽ hơn bất kỳ thời gian nào trước đây.

Như trên đó dẫn chứng, trước khi có Luật luật sư, Đoàn luật sư T/P Hà Nội  chỉ có 500 người, trong đó có tởi trên 30% là luật sư tập sự. Và có trên 4 chục luật sư đồng thời là công chức.  Hoạt động hành nghề của luật sư trong thời kỳ này, chủ yếu cũng chỉ tham gia tố tụng. Các lĩnh vực khác chỉ mang tính chất gợi mở, chưa có tính chuyên nghiệp.

Nhiệm kỳ VII và 1/2 nhiệm kỳ VIII là 5 năm  thi hành Luật Luật sư, mỗi năm Đoàn ls T/P Hà Nội trung bình tiếp nhận trên 200 thành viên. đưa tổng số hiện nay lên trên 1700 người, trong đó có 43 tiến sĩ, 120 thạc sĩ, không kể trên 1300 người  đang tập sự hành nghề luật sư ở các văn phòng luật sư và các công ty luật. Theo quy định của Luật Luật sư, công chức không được hành nghề luật sư; những người tập sự hành nghề lụât sư không được tham gia tố tụng như quy định taị Pháp lệnh 2001.

Đoàn luật sư Hà Nội hiện nay cú đảng bộ Đảng CSVN với 180 đảng viờn sinh hoạt trong 20 chi bộ, để thực hiện quỳền lãnh đạo bảo đảm xây dựng Đoàn luật sư của Thủ đô trong sạch vững mạnh. Cùng với Đảng bộ còn có Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh có hàng trăm đoàn viên tham gia sinh hoạt. Nhiều luật sư trẻ, đoàn viên ưu tú đã được kết nạp vào Đảng. Hội cựu chiến binh có gần trăm hội viên  là những người đã từng được rèn luyện trong khói lửa chiến tranh, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Ngoài ra, còn có CLB phụ nữ, CLB luật sư trẻ, Chi hội luật gia. Những hội viên của các tổ chức này cùng với Đảng bộ là nòng cốt trong việc xây dựng Đoàn luật sư Hà Nội trong sạch vững mạnh.

Trong 5 năm qua, hành nghề luật sư ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng, có sự phát triển tương đối toàn diện. Hiện nay Đoàn LS T/P Hà Nội có tới 654 tổ chức hành nghề,trong đó có 386 văn phòng,còn lại là các công ty luật. Trong lĩnh vực tố tụng, mỗi năm các luật sư Hà Nội tham gia 4 đến 5 nghìn vụ việc ở hầu khắp các tỉnh trong toàn quốc, theo yêu cầu của bị can, bị cáo và các đương sự khác. Ngoài ra, mỗi năm còn bào chữa miễn phí trên dưới nghìn vụ việc theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng và các Trung tâm trợ giúp pháp lý.

Đi đôi với lĩnh vực tham gia tố tụng,lĩnh vực tư ván đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ một số tổ chức hành nghề của luật sư Hà Nội đã hoạt động có hiệu quả. Nổi bật trong số này có YKVN, VIlAP Hồng Đức, Vísion và cộng sự, Phạm và cộng sự ,SMIC, Invenco vân v.. Những tổ chức hành nghề này,đã làm tư vấn cho nhiều doanh nhân doanh nghiệp  nước ngoài  đầu tư vào Hà Nội và Việt Nam nói chung; đã từng tham gia giải quyêt các vụ kiện tại Toà án và Trọng tài quốc tế; đã được các doanh nhân nước ngoài tín nhiệm; nhiều lần được nhận giải thưởng quốc tế tại Đức, tại Châu Á Thái bình dương. Theo báo cáo chưa đầy đủ, hàng năm các tổ chức hành nghề này đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Đó là những kết quả đáng khích lệ. Kết quả này đã chứng minh Luật Luật sư ra đời đã nhanh chóng đi vào đời sống xã hội. Bởi nó phù hợp với đòi hỏi khách quan, phù hợp với xu thế của thời đại.

Tuy nhiên, đi đôi với thành tựu đã đạt được, ta không thể không thấy những mặt hạn chế sau đây:

+ Số lượng tuy đông nhưng luật sư giỏi có trình độ thông thạo ngoại ngữ trực tiếp làm việc với luật sư, doanh nhân nước ngoài, chỉ đếm trên đầu ngón tay.

+ Các tổ chức hành nghề tuy nhiều nhưng manh mún. Nhiều văn phòng và công ty luật chỉ có vài ba luật sư. Hoạt động hành nghề chưa có tác phong, nền nếp chuyên nghiệp.

+ Nhiều luật sư, nhất là luật sư trẻ chưa đủ sống bằng nghề của mình. Có  nhiều tổ chức hành nghề thu nhập hàng năm không đủ tiền thuê địa điểm.

+ Vai trò, vị thế của luật sư trong đời sống xã hội đã được nâng cao một bước so với trước đây, nhưng nhìn chung vẫn còn lu mờ. Mức độ tín nhiệm của cộng đồng xã hội  đối vơi luật sư không cao.

Sở dĩ có tình trạng trên đây, trước hết về mặt chủ quan của luật sư, nhiều luật sư chưa xác định được mục tiêu cao cả của nghề nghiệp là bảo vệ công lý, công bằng và lẽ phải theo quy định của pháp luật. Trái lại, có nhiều người khi vào nghề, chỉ thiên về mục đích thu nhập để kiếm được nhiều tiền. Khi hành nghề, họ không quan tâm đến trách nhiệm của họ đối với cộng đồng xã hội; không quan tâm đến trách nhiệm của họ đối với việc giữ gìn thanh danh, uy tín của cả giới luật sư. Thậm chí có người còn lợi dụng danh nghĩa luật sư để lừa dối khách hàng. Hàng năm, có tới vài chục trường hợp luật sư bị khách hàng khiếu nại, tố cáo. Những năm trước đây,đã có hai luật sư bị phạt  tù về  hành vi nhen nhóm thành lập tổ chức phản động. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011 vừa qua đã có 03 luật sư bị khởi tố bắt giam về các hành vi phi pháp của họ.

Đi đôi với nguyên nhân chủ quan cũng phải thấy, trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, giáo dục đối với luật sư Việt Nam nói chung, với Đoàn luất sư Hà Nội nói riêng cũng còn nhiều điều bất cập.

+ Nguồn vào của đội ngũ luật sư không có sự chọn lọc. Bất kể ai miễn là có bằng Cử nhân luật là có thể vào học nghề luật sư, tập sự hành nghề, dự kỳ kiểm tra, được cấp chứng chỉ hành nghề, đăng ký gia nhập Đoàn luật sư xong là có thể đứng ra lập văn phòng hoặc công ty luật.  Nhiều nước người ta bắt buộc luật sư phải hành nghề  từ 3 đến 5 năm, không có sai phạm gì mới được phép thành lập văn phòng hoặc công ty luật. Việt Nam ta, quá dễ dãi làm cho danh giá của luật sư bị xã hội coi thường.  Ngay cả các cơ quan công quyền cũng coi thường tiếng nói cuả luật sư.  Những văn bản kiến nghị của luật sư đến các cơ quan nhà nước, không bao giờ nhận được phản hồi. Kể cả phản hồi bác bỏ. Bản án của các Toà án không bao giờ được ghi ý kiến phản biện của luật sư. Từ  những hạn chế đó,người ta không thấy được vai trò, tác dụng của luật sư. Trái lại người ta thấy sự tham gia của luật sư chỉ là hình thức.

Về mặt quy định của luật pháp, Luật Luật sư không có điểm nào nói luật sư có chức năng phản biện đối với quyết định hoặc hành vi của cơ quan công quyền, của công chức mà họ cho rằng quyết định ấy, hành vi ấy là trái luật. Cơ quan thông tin đại chúng cũng rất khi nói đến chức năng phản biện của luật sư.

Người ta quen tai nghe những tiếng nói đồng tình, đồng thuận, hoan hô, tâng bốc, khi có tiếng nói của luật sư phản biện lại, họ cảm thấy như bị xúc phạm, nổi đoá lên, đòi truy tố luật sư, đòi thu hồi chứng chỉ hành nghề, đòi đóng cửa văn phòng vân v…

Về công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước, của tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với tổ chức hành nghề, đối với luật sư cũng còn nhiếu điều bất cập.

+ Tố chức xã hội nghề nghiệp của luật sư – Đoàn luật sư không phải là cấp trên của tổ chức hành nghề luật sư, chỉ có quyền giám sát, không có quyền kiểm tra. Sở Tư pháp, được UBND T/P uỷ quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với luật sư và nghề luật sư lại không thông thạo nghề luật sư. Việc kiểm tra chỉ mang tính hình thức. ít có tác dụng.

+ Việc học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức cho luật sư không có quy định cụ thể.  Nhiều nước người ta bắt buộc luật sư hàng năm phải tham gia các kỳ sinh hoạt, học tập từ 1 đến 2 tuần để nâng cao trình độ và rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, bất kể có bằng cấp gì. Việc học tập, rèn luyện vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của lụât sư, bắt buộc luật sư phải thực hiện. Hiện nay ta chưa có chế định bắt buộc luật sư phải sinh hoạt học tập nên ý thức chính trị của một số luật sư rất hạn chế. Có người nhiều năm không tham gia sinh hoạt, học tập.nhiều tổ chức hành nghề hàng năm không có báo cáo với Đoàn luật sư và Sở Tư pháp.

+ Mặt khác cũng phải thấy rằng, cơ chế tự quản kết hợp với quản lỳ nhà nước chưa có quy định cụ thể. Uỷ ban nhân dân thành lập ra Đoàn luật sư  nhưng ít quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho Đoàn luật sư hoạt động, không cần biết đến hoạt động của nó đã giúp ích cho địa phương thế nào. Do đó,gây cho luật sư có tâm lý không thiết tha gắn bỏ vơi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong khi đó, việc học tập bồi  dưỡng của Đoàn luật sư không có chương trình. nội dung thiết thực. Hàng năm tổ chức một vài cuộc hội thảo. Có những cuộc hội thảo nội dung rất tẻ nhạt, không cung cấp cho người nghe những điều hữu ích. Có người chỉ có mặt một vài giờ đầu rồi bỏ về.

Xuất phát từ thực trạng trên đây, xin có một vài kiến nghị như sau:

1/ Việc sửa đổi bổ sung Luật Luật sư cần có thiết chế cụ thể để thực hiện việc tự quản kết hợp với quản lý nhà nước. Đồng thời quy định mối quan hệ giữa tổ chức xã hội nghề nghiệp – Đoàn luật sư với tổ chức hành nghề luật sư.

+ Nên quy định luật sư hành nghề ít nhất 5 năm mới được thành lập văn phòng hoặc công ty luật;

+Quy định hàng năm bắt buộc luật sư phải tham gia các kỳ học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị tư tưởng và kỹ năng nghiệp vụ. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của luật sư đối với cộng đồng xã hội, đối với việc giữ gìn thanh danh uy tín cho giới luật sư nói chung cho Đoàn luật sư nói riêng.

+Trong chức năng nhiệm vụ của luật sư, cần nói rõ, luật sư được phản biện đối với các quyết định, các hành vi của cơ quan công quyền, của công chức mà luật sư cho rằng quyết định ấy, hành vi ấy trái luật.  Cơ quan công quyền, công chức có quyền và có nghĩa vụ trả lời cho luật sư, tiếp thu kiến nghị hay phản bác lại quan điểm của luật sư cũng cần trả lời một cách công khai minh bạch.

Bằng Nghị định của Chính phủ hay Thông tư của Bộ Tư pháp cần có sự quy định mối quan hệ giữa Ban chủ nhiệm với Hội đồng KTKL để tránh tình trạng dẫm chân lên nhau hoặc đùn đẩy nhau trong việc giải quyết đơn thư của công dân. Hiện nay, con dấu Ban chủ nhiệm, Hội đồng KTKL không dùng được, mọi giấy tờ trả lời cho công dân đều phải thông qua Ban chủ nhiệm ký tên đóng dấu là điều bất cập.

2/  Xin kiến nghị với Uỷ ban ND thành phố quan tâm hơn nữa đối với Đoàn luật sư.

-Tổ chức hành nghề được thu phí từ khách hàng. Đoàn luật sư không có nguồn thu nào  ngoài sự đóng góp của các thành viên. Do kinh phí eo hẹp, không có điều kiện tổ chức các lớp tập huấn để thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phảm chất đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp cho luật sư. Tình trạng đó nếu không được tài trợ từ kinh phí đào tạo nghề của thành phố, Đoàn luật sư khó có thể khắc phục được.

Mong UBND thành phố quan tâm tạo điều kiện cho Đoàn luật sư hoạt động có hiệu quả,  đáp ứng sự mong đợi của nhân dân.

Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ- Chủ nhiệm Đoàn luật sư T/P Hà Nội