0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Luật sư làm lãnh tụ

LS Vu Trong Khanh
(Ảnh: tư liệu Vp luật Dragon)

Luật sư: Vũ Trọng Khánh

Sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở Hà Nội. Đỗ cử nhân luật năm 1936 tại Hà Nội, ông từng mở văn phòng luật sư ở Hải Phòng và tích cực tham gia hoạt động bí mật cũng như bào chữa cho nhiều chiến sĩ cách mạng tại tòa án của người Pháp.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông nhận chức Thị trưởng Hải Phòng, rồi được cử làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp tháng 8 năm 1945.

Ông là thành viên Ủy ban dự thảo Hiến pháp được lập ra ngày 20 tháng 9 năm 1945.

Ông tham gia soạn thảo nhiều văn bản pháp qui cho chính quyền, tham gia kháng chiến và về tiếp quản Hà Nội tháng 10 năm 1954, rồi tiếp quản Hải Phòng tháng 5 năm 1955.

Ông từng giữ các chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hải Phòng, Chủ tịch Hội Luật gia Hải Phòng.

Luật sư Vũ Trọng Khánh mất vào đầu năm 1996.

Luật sư: Vũ Đình Hòe

Ông Vũ Đình Hòe (sinh năm 1912) là luật gia, nhà báo, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ông nguyên quán làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là hậu duệ đời thứ tư của Tiến sĩ Vũ Tông Phan (18001841).

Luật sư Vũ Đình Hòe (Ảnh: tư liệu vp luật Dragon)
Luật sư Vũ Đình Hòe (Ảnh: tư liệu vp luật Dragon)

 

Tốt nghiệp khoa Luật khóa 2 của Đại học Đông Dương, Vũ Đình Hoè chọn nghề dạy học ở các trường tư thục nổi tiếng Thăng Long và Gia Long, nơi mà ông từng được mời đứng lớp khi còn là sinh viên để lấy tiền trang trải học phí.

Ông tham gia nhóm trí thức cấp tiến Thanh Nghị, làm Chủ nhiệm tạp chí văn chương, chính trị và kinh tế Thanh Nghị, xuất bản từ ngày 15 tháng 5 năm 1941 đến tháng 8 năm 1945.

Ông cùng Phan Thanh, Hoàng Minh Giám tham gia phân bộ Đảng Xã hội Pháp của Jaurès, cùng nhà văn Nhất Linh và kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện lập Hội Ánh sáng chuyên dựng nhà tranh tre hợp vệ sinh cho dân nghèo.

Ông là một trong các thành viên sáng lập của Đảng Dân chủ Việt Nam (30 tháng 6 năm 1944) và giữ chức ủy viên Trung ương Đảng. Sau này Đảng Dân chủ tham gia vào Mặt trận Việt Minh.

Ngày 16 tháng 5 năm 1945, Hội Tân Việt Nam được thành lập và Vũ Đình Hòe làm Tổng thư ký. Ông cũng làm Phó Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ (thành lập năm 1938) mà Hội trưởng là Nguyễn Văn Tố.

Ông nhận nhiệm vụ vào Bắc Bộ phủ (nhờ có Nguyễn Văn Huyên giới thiệu) thuyết phục Khâm sai Phan Kế Toại từ chức, sau đó đi Huế thuyết phục hai người đồng sáng lập Thanh Nghị là Phan Anh và Vũ Văn Hiền rút ngay ra khỏi chính phủ Trần Trọng Kim.

Ông có quan hệ thân thiện với các lãnh tụ cộng sản như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Tháng 8 năm 1945 ông được cử đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào do Việt Minh tổ chức ở Tuyên Quang để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

Ông là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên, đại diện cho Đảng Dân chủ.

Ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946 rồi thay luật gia Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong suốt 15 năm sau đó. Trên cương vị Bộ trưởng Quốc gia giáo dục, ông cho mở cửa lại Đại học Đông Dương, từ nay là Đại học Quốc gia giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt. Bản thân ông cũng trở thành một trong những vị giáo sư đầu tiên của nền đại học Việt Nam mới, cùng Võ Nguyên Giáp giảng môn Kinh tế cho các lớp xã hội – chính trị đặc biệt.

Năm 1957, ông là một trong số 29 thành viên Ban sửa đổi Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban. Ban này đã dự thảo ra Hiến pháp năm 1960.

Cac thanh vien ban sua doi hien phap
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời sau phiên họp chính phủ đầu tiên 3-9-1945 (ông Vũ Đình Hòe đứng cạnh Bác Hồ bên trái) – Ảnh tư liệu 

Năm 1960, Bộ Tư pháp giải thể, ông chuyển về Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, làm chuyên viên nghiên cứu luật pháp và về hưu năm 1975.

Hiện nay ông là một trong hai Bộ trưởng trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn sống (người thứ hai là Đại tướng Võ Nguyên Giáp).

(Văn phòng luật sư Dragon st)