0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Văn phòng luật sư Dragon: Câu hỏi về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Văn phòng luật sư tại Hà Nội: Câu hỏi về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động


Công ty Luật Dragon, ngày  17 tháng 03 năm2011

CÂU HỎI CỦA QUÝ KHÁCH :

Hợp đồng lao động của tôi và công ty là 2 năm. Nhưng tôi có Visa đi định cư nước ngoài. Vì vậy, tôi không thể tiếp tục làm việc. Và phải đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Theo điều 37 của luật lao động, tôi phải báo trước 30 ngày cho người sử dụng lao động. Thế nhưng trong bản hợp đồng lao động đính kèm, có 1 câu rành buộc NGHĨA VỤ rằng tôi phải làm việc cho đến khi hết thời hạn hợp đồng và không được tự ý xin nghỉ khi không được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Như vậy trong trường hợp này, nếu người sử dụng lao động không đồng ý, để tôi nghỉ làm tại công ty, thì tôi có được nghỉ việc không sau khi đã báo trước 30 ngày?

Thông tin của khách hàng

Họ và tên :

Địa chỉ     :

Tel           :

E-mail      :  tranvantuantu@gmail.com

Thay mặt Công ty Luật Dragon, Ban tư vấn xin trả lời Qúy Khách như sau:

Theo điều 37 của Bộ luật Lao động của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi bổ sung)

“1– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;

b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;

c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục”.

Căn cứ vào những trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ở trên thì việc anh đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động vì lý do anh có Visa đi định cư ở nước ngoài như vậy là trái với quy định của pháp luật Lao động.

Theo quy định tại khoản 2, 3 điều 41 Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung thì:

“2– Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

3– Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có), theo quy định của Chính phủ”.

Như vậy, mặc dù trong hợp đồng lao động giữa anh và người sử dụng lao động đã thỏa thuận anh phải làm việc cho đến khi hết thời hạn ( hợp đồng lao động của anh có thời hạn 2 năm) và không được tự ý xin nghỉ khi chưa có sự đồng ý của người sử dụng lao động, nhưng điều đó không có nghĩa là anh bắt buộc pải tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp cho đến hết hạn hợp đồng.

Sau khi báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày, anh hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của mình mà không cần có sự đồng ý của người sử dụng lao động. Tuy nhiên đây là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái với quy định của pháp luật nên anh sẽ không được hưởng trợ cấp khi thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động theo như quy định ở trên nếu họ có yêu cầu.

Trên đây là một số gợi ý mang tính tham khảo để Qúy khách có phương hướng giải quyết vấn đề đang gặp phải.

Trân trọng cám ơn sự quan tâm của Qúy khách tới Công ty chúng tôi!

Phí tư vấn là : 200.000 đ (Hai trăm ngàn đồng Việt Nam)

Số tài khoản Công ty Luật Dragon: 14022626998689  – Tại ngân hàng Kỹ thương Techcombank, Chi nhánh Láng Hạ

Để được tư vấn cụ thể hay biết thêm thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT DRAGON