0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Luật luật sư

Ngày 22 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khóa XI đã thông qua Luật luật sư. Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện về thể chế  và luật sư hành nghề luật sư, Luật có hiệu lực thi hành t ừ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

Sau 5 năm thi hành, ngày 20 tháng 11 năm 2012 Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2006. Luật có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2013.

Thức hiện Quyết định số 3340/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch triển khai Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật luật sư; Sở tư pháp biên soạn cuốn” Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Luật luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012 ” bằng hình thức Hỏi -Đáp để giúp bạn đọc dễ dàng tìm hiểu.

Phần I – 10 câu giải đáp thắc mắc khi tìm hiểu vai trò của luật sư trong hoạt động tổ chức nghề nghiệp.

Câu 1: Luật sư là gì?

Trả lời: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, t ổ chức (gọi chung là khách hàng)

Câu 2: Chức năng xã hội của luật sư được pháp luật về luật sư quy định như thế nào?

Trả lời: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý,các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Câu 3: Dịch vụ pháp lý của luật sư gồm những lĩnh vực gì?

Trả lời: Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.

Dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm: Giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về mặt pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Hành nghề luật sư cần tuân theo những nguyên tắc nào?

Trả lời: Luật sư hành nghề cần tuân theo 5 nguyên tắc sau:

a. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

b. Tuân theo Quy tắc đạo đức hành và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

c. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan;

e. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng;

f. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

Câu 5: Pháp luật về luật sư quy định nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư như thế nào?

Trả lời:

a. Quản lý luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện theo nguyên tắc kết quả hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.

b. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quản lý luật sư và hành nghề luật sư của tổ chức mình theo quy định của Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012, Điều lệ của liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử hành nghề luật sư Việt Nam.

Nhà nước thống nhất quản lý về luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư.

Câu 6: Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư được thành lập để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ luật sư, giám sát việc tuân theo pháp luật, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, thực hiện quản lý luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư.

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư là Đoàn luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và liên đoàn luật sư Việt Nam.

Câu 7: Theo quy định của Luật Luật sư thì các hành vi nào luật sư bị nghiêm cấm?

Trả lời: Điều 9 Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định các hành vi nghiêm cấm luật sư không thực hiện:

a. Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);

b.  Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giụp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;

c. Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

e. Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;

f. Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

g. Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

h. Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

i. Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;

u. Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;

x. Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.

Câu 8: Tiêu chuẩn của luật sư và điều kiện hành nghề luật sư được quy định như thế nào?

Trả lời: Tiêu chuẩn luật sư: Là công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có Bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Điều kiện hành nghề luật sư: Người có đủ tiêu chuẩn luật sư và muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Câu 9: Pháp luật về luật sư quy định về đào tạo nghề luật sư như thế nào?

Trả lời: Điều 12 của Luật Luật sư sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định;

a. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư;

b. Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng;

Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư;

c. Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư;

d. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.

Câu 10: Những trường hợp nào thì được miễn đào tạo nghề luật sư?

Trả lời: Những trường hợp sau được miễn đào tạo nghề luật sư;

a. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên;

b. Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên nghành luật; tiến sỹ luật;

c. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;

d. Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

Văn phòng luật sư Dragon tại Hà Nội