0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Luật sư giỏi nói với ký ức trước sự kiện Giải phóng Miền nam ngày 30/4/1975

Vào buổi tối ngày 10/5/1967, tại ngôi nhà 21 Lý Nam Đế, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, có buổi làm việc của Tiểu ban vũ khí thuộc Uỷ ban Điều tra tội ác chiến tranh Mỹ của Việt Nam với Đoàn điều tra của nước ngoài. Đoàn khách gồm có: Nhà bác học vật lý người Pháp – Giăng Pi-e Vi-gi-ê; Thượng nghị sĩ người Ý – Lê-li-ô Bát-xô; Bác sĩ phẫu thuật người Pháp – Phơ-răng-xít Can và Thẩm phán Toà Thượng thẩm Pa-ri, Pháp – bà Gi-den Ha-li-mi.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, bộ trưởng Bộ y tế, Chủ tịch Uỷ ban Điều tra tội ác Mỹ của Việt Nam vừa phát biểu xong lời chào mừng đoàn khách thì còi báo động máy bay của thành phố liên hồi rú lên. Ngay sau đó là tiếng súng pháo phòng không nổ chát chúa làm sáng rực cả bầu trời đêm Hà Nội. Nhiều tiếng bom nổ từ phía cầu Long Biên dội lại làm rung chuyển cả mặt đất. Trong đoàn khách người nào cũng tỏ ra hồi hộp, lo lắng; nhưng nhìn thấy phía Việt Nam, mọi người ai cũng điềm tĩnh, nên khách đã bình tâm trở lại.

Còi báo yên hú một hồi dài. Từ hầm tránh bom, mọi người trở lại phòng làm việc. Anh Đặng Ái, Trung tá, Trưởng Tiểu ban vũ khí giới thiệu chúng tôi với khách. Phía Việt Nam có: anh Lê Thế Trung, Thiếu tá, Bác sĩ chuyên khoa bỏng, trình bày về tác hại của bom cháy na-pan. Bom có chứa phốt pho trawngsl anh Vũ Ngọc Thụ, Đại uý, binh chủng hoá học, trình bày những tác hại của vũ khí hoá học và Lê Đức Tiết, Đại uý, Luật sư (người ghi lại câu chuyện này), trình bày về những loại vũ khí đã bị công pháp quốc tế cấm sản xuất, lưu trữ, sử dụng mà Mỹ đã đem sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Anh Đặng Ái vừa giới thiệu xong thì bà Gi-den Ha-li-mi đột ngột đứng dậy nói: “Xin lỗi các ngài, đa số các ngài có mặt tại đây đều là những nhà khoa học tự nhiên. Nhà luật ở về phía thiểu số. Bởi vậy tôi xin phép quý ngài đến ngồi cạnh bạn đồng nghiệp của tôi là Luật sư Lê Đức Tiết để đỡ phần lẻ loi, đơn chiếc”. Nghe nói vậy, tất cả những người có mặt trong phòng đều cười ồ lên. Tôi cũng cười, nhưng là tiếng cười thẹn, đỏ cả mặt. Hình ảnh một bà Thẩm phán trẻ người Pháp chủ động tìm đến ngồi cạnh luật sư trẻ Việt Nam trong tiếng cười vui vể của khách lẫn chủ đã làm cho không khí buổi tiếp xúc trở nên cởi mở, thân mật. Nghỉ lễ xã giao bị chìm đi. Mọi người càng cười vui khi anh Phạm Cao Ngọc, người phụ trách văn phòng làm ra vẻ miễn cưỡng phải nhường chỗ cho nữ thẩm phán xinh đẹp ngồi cạnh luật sư Việt Nam.

Bà Thẩm phán hình như không hiểu nguyên nhân của trận cười thứ hai, lại nói: “Các ngài cười gfi? Các ngài có biết không, ở đất nước chúng tôi, luật sư đắt như tôm tươi!” Lại một trận cười nữa bật lên. Hình như bị phấn khích, bà Thẩm phán nói tiếp: “Thật đấy. Ở nước Pháp, các sinh viên theo học các ngành khác, khi ra trường rất khó tìm công ăn việc làm. Với tấm bằng luật sư trong tay thì có lắm kẻ đón, người đưa. Mọi người ai cũng có luật sư của mình”.

Cả khách lẫn chủ đều cười rất vui. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đứng dậy nói lời dàn hoà: “Bà Thẩm phán nói chí phải. Các ngài và bà Thẩm phán từ Châu Âu xa xôi đến đây, không ngoài mục đích đấu tranh cho công bằng, công lý thời đại. Khía cạnh pháp lý và nhà luật hiển nhiên trở thành trung tâm của các cuộc đấu tranh pháp lý rồi”.

Buổi tiếp xúc làm việc hôm đó kéo dài đến 01 giờ sáng. Cả khách lẫn chủ không ai cảm thấy mệt mỏi. Cuộc trao đổi tràn ngập sự cởi mở, thân tình như giữa những người bạn cũ xa nhau lâu ngày gặp lại.

Tranh thủ lúc nghỉ giải lao, tôi hỏi thêm bà Thẩm phán về ý nghĩa thực của câu nói: “Mọi người ai cũng có luật sư của mình!”. Vào thời gian đó, trong suy nghĩ của mình, tôi cho rằng chỉ những ai đã trót vướng vào vòng lao lý mới phải mời luật sư để bảo vệ quyền lợi trước toà cho họ mà thôi. Chỉ những người giàu có, những chủ nhà máy, xí nghiệp, những ngôi sao màn bạc, thể thao mới có tiền thuê luật sư thường xuyên. Người ngheo lấy đâu ra tiền để thuê luật sư thường xuyên và thuê để làm gì khi họ không có khiếu kiện với nhà chức trách hay tranh chấp quyền lợi với ai đó.

Biết rõ thắc mắc của tôi, bà Thẩm phán giải thích: “Đồng nghiệp có biết không, nhờ có sự am hiểu sâu sắc pháp luật, luật sư giỏi tại Công ty luật có thể giúp chủ doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, tránh được những sơ hở trong ký kết hợp đồng dẫn đến những thua thiệt lớn về mặt tài chính. Các chủ doanh nghiệp khôn ngoan đều coi hoạt động của luật sư là hoạt động sinh lợi theo đúng nghĩa chính của từ này. Chỉ những người chưa dày dạn trên thương trường mới coi hoạt động của luật sư là hoạt động tiêu tốn. Những người này thường lâm vào tình trạng mất bò mới lo làm chuồng. Điều này cũng hoàn toàn đúng với mọi công dân. Ai cũng có lúc phải mua sắm như mua, bán bất động sản, xe hơi, máy móc nông nghiệp…hoặc có lúc phải đi thuê mướn hay cho người khác thuê mướn tài sản, hoặc làm di chúc thừa kế… Để tránh những tranh chấp xảy ra về sau hoặc nếu có tranh chấp xảy ra thì đã có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp, người ta phải nhờ luật sư tìm hiểu kỹ các điều kiện, các cơ sở pháp lý của giao dịch rồi soạn thảo thành hợp đồng. Tóm lại, không phải khi nào có tranh chấp mới nhờ đến luật sư. Sống có pháp luật và hành động theo pháp luật là cuộc sống văn minh. Bởi vậy, nhiều công dân ở Pháp đã thiết lập các mối quan hệ nhất định với luật sư, cho dù quan hệ đó không phải là thường xuyên. Đáp lại, các văn phòng luật sư ở Pháp đều quan tâm đến lợi ích của những khách hàng tiềm năng nhưng không có khả năng trả lương thường xuyên cho họ. Chăm lo quyền lợi hợp pháp của người dân, sẵn sàng bảo vệ quyền lợi cho những người thuộc tầng lớp yếu thế là nghĩa vụ, là đạo đức nghề nghiệp của luật sư chân chính!”

Thấy hai người nhỏ to trò chuyện với nhau, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cũng đến ngồi cạnh. Khi biết chủ đề của cuộc trao đổi giữa hai người, ông nói to với bà Thẩm phán, kỳ thật là ông muốn nói với mọi người: “Bác Hồ dạy chúng tôi phải biết sử dụng vũ khí pháp luật. Bà biết đấy, tôi là Bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Y tế. Nhưng tôi được Người giao làm nhiệm vụ Chủ tịch Uỷ ban Điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam – một cương vị mang tính pháp lý và rất có ý nghĩa với cuộc đấu tranh chung của Việt Nam. Trên mọi mặt trận đấu tranh chính trị, kinh tế, xã hội, vũ trang…, đấu tranh pháp lý không kém phần quan trọng. Ai không biết kết hợp đấu tranh pháp lý với các hình thức đấu tranh khác thì người đó đã bỏ phí một loại vũ khí, công cụ rất hữu dụng”.

Biếng xuya, Mơ-xi-ơ! (Bien suà Thẩm phán gật đầu, tỏ ý tâm đắc.

Nhiều năm đã trôi qua kể từ khi có câu chuyện trên đây. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương xây dựng Nhà nước Việt Nam thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhưng ý thức xã hội về vai trò pháp luật nói chung và vai trò của luật sư nói riêng đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền chưa được hình thành một cách rõ ràng, đầy đủ. Phiến diện, định kiến, thành kiến đối với pháp luật, đối với luật sư, tiếc thay, vẫn còn hằn sâu trong ý thức hệ của xã hội Việt Nam – một xã hội còn mang nặng trong mình nó ý thức hệ bất bình đẳng, nặng cấm đoán của xã hội phong kiến.

Đây thực sự là những rào cản đối với sự nghiệp xây dựng xã hội văn minh mà quy tắc bao trùm của nó là “Sống có pháp luật và hành động theo pháp luật”, “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là những tiêu chí xây dựng xã hội Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước đề ra. Vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của giới luật nói chung, của giới luật sư nói riêng, tiếc thay, chưa được nhận thức đầy đủ. Hơn ai hết, giới luật sư, bằng những việc làm cụ thể phù hợp với đạo đức nghề nghiệp, với năng lực, trình độ chuyên môn của mình hãy giúp xã hội cởi bỏ được những định kiến đối với nghề luật sư.

Nguồn Luật sư Lê Đức Tiết

Thuê luật sư giỏi hình sự tại Hà Nội

Liên hệ Công ty Luật Dragon theo số đường dây nóng : 098 301 9109

Hoặc tham khảo tại đây