0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Dùng luật sư ngay từ giao dịch đầu tiên sẽ hạn chế rủi ro

luat phap
Phần lớn luật sư chỉ được mời khi cần bào chữa tại toà (Hình minh họa)

Ở VN, các luật sư chỉ được mời đến khi có những vướng mắc phát sinh liên quan đến pháp lý. Trường hợp Vietnam Airline bị kiện là một ví dụ. Trong khi, chính luật sư là người có thể làm hạn chế những phức tạp nảy sinh ngay từ các giao dịch ban đầu.

Một trong những công việc mà luật sư, chuyên gia pháp lý thường tham gia hiện nay là các giao dịch mua bán nhà, chuyển nhượng đất đai, cho tặng và thừa kế tài sản. Với doanh nghiệp, họ tham khảo ý kiến “nhà luật” về quy chế, điều lệ cơ quan… đặc biệt là dự án đầu tư. Bà Diệp Hoài Nam, Văn phòng luật sư YKVN, nhận xét: “Trong làm ăn, có luật sư ngay từ giai đoạn soạn thảo hợp đồng sẽ hạn chế được tối đa rủ ro những phát sinh khi thực hiện vì mọi thứ đều đã được quy định rành mạch trong cam kết. Trong các trường hợp khác, luật sư là người giúp thân chủ tìm ra được giải pháp tối ưu, tránh thiệt hại tới mức thấp nhất”.

Theo Văn phòng luật sư tại Hà Nội, nhiều người chưa nhìn nhận đúng về luật sư. Họ chi tiền và đòi hỏi luật sư phải làm tốt các yêu cầu, như bào chữa trước tòa thì án phải thắng, hay mang được dự án cấp đất… Trong khi thực tế, những người này chỉ có thể giúp thân chủ thuận lợi cho công việc, giảm phòng ngừa rủ ro và tranh chấp… chứ không phải là “thầy phù thủy” hay những người chuyên “đi đêm”. Nhiều doanh nghiệp không muốn mời luật sư tham gia vào công việc làm ăn của họ vì sợ sẽ biết những vấn đề nội bộ, nhất là trường hợp tài chính không minh bạch. Thứ hai là mất tiền. Luật sư Hải cho biết “giá” của ông trung bình 50-100 USD trong 1 giờ tư vấn với khách hàng là người nước ngoài, 500.000 đồng/h trong trường hợp khác.

Một chuyên gia tư vấn tâm sự: “Với các doanh nghiệp, trong khi ký kết các hợp đồng làm ăn lớn nếu không nhờ luật sư tư vấn thì họ mới chỉ nhìn thấy cái trước mắt mà chưa tính đến rủi ro có thể xảy ra”. Đó là những sơ hở dễ mắc trong các điều khoản, dự án đầu tư… Để khắc phục hậu quả này, sẽ tốn rất nhiều thời gian, tiền của và cả uy tín của các bên liên quan.

Nói như vậy không có nghĩa là mọi việc luật sư tham gia đều tốt, cũng có trường hợp ngược lại nhưng tỷ lệ này không nhiều. Với người có kinh nghiệm sẽ giải quyết chuyện to thành bé, nhưng có người lại làm tình hình thêm rắc rối. Thậm chí, có trường hợp lợi dụng, quay sang tống tiền thân chủ… Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người ngại khi nhờ đến các “nhà luật”.

Một vấn đề nữa là tính tự chịu trách nhiệm của luật sư và các nhà tư vấn pháp luật chưa được đặt ra trọn vẹn. Tiến sĩ luật Trần Đình Triển cho biết, thông lệ quốc tế những người làm công việc này phải chịu trách nhiệm vô hạn. Khi gây ra hậu quả phải chịu trách nhiệm đến cùng. Chẳng hạn khi tư vấn sai, chuyên gia pháp luật phải mang tài sản ra khắc phục thiệt hại. Còn ở Việt Nam khi xảy ra rắc rối, người tư vấn pháp luật nhiều khi bỏ mặc thân chủ, coi đó là lỗi của họ khi thực hiện, mình không liên quan.

Theo ý kiến của văn phòng luật sư, năng lực luật sư Việt Nam còn yếu do chưa được đào tạo tốt. Khá nhiều người có trình độ nếu được va chạm trong môi trường quốc tế thì kỹ năng hành nghề sắc sảo không kém luật sư nước ngoài. Ông cho rằng, một luật sư được coi là giỏi không phải là cãi thắng ở tòa án mà từ khi vụ việc phát sinh đã giúp hai bên dàn xếp ổn thỏa – tức nhà hòa đàm giỏi.

Trong các dịch vụ pháp lý mà luật sư đảm nhiệm có phần việc đáng kể là tư vấn cho thân chủ khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài. Việc này đòi hỏi họ phải có kiến thức rộng. Vai trò của “nhà luật” không chỉ hiểu biết về chuyên môn mình tư vấn mà còn phải hiểu rộng về pháp luật Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế. Đây là thách thức, đòi hỏi mỗi luật sư phải tự trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân.

Về lời khuyên với các doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp với đối tác nước ngoài, một luật sư có kinh nghiệm cho rằng cần thay đổi tư duy nhận thức trong giao dịch với nước ngoài. Phải tính đến phương án khi xảy ra tranh chấp bị tòa án nước ngoài xét xử, nếu không thực hiện theo phán quyết sẽ bị tổn hại thế nào tới uy tín của doanh nghiệp. Bởi từ trước tới nay, việc chây ỳ thi hành án trong nước diễn ra thường xuyên, nay nếu không thay đổi sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường.

Văn phòng luật sư Dragon (Theo_VnExpress.net)