0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 157 Bộ luật Hình sự quy định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Chi tiết Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Chi tiết Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

  1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    c) Đối với người đang thi hành công vụ;
    d) Phạm tội 02 lần trở lên;
    đ) Đối với 02 người trở lên;
    e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
    g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
    h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
    a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
    b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
    c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.”

Văn phòng luật sư uy tín phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm:

-Chủ thể của tội phạm:

Cần phân biệt công dân bình thường bị xử lý theo khoản 1; người có chức vụ, quyền hạn (nhưng không có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người, hoặc tuy có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật), thì bị xử lý theo khoản 2.

Cả hai loại chủ thể nói trên mà phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý theo khoản 3. Hậu quả nghiêm trọng thể hiện như: thiệt hại đối với người bị bắt giam, hoặc gia đình họ (thí dụ: người bị bắt, giam sau đó uất ức mà tự sát; do bị giam lâu mà mắc bệnh tật, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe hoặc gia đình họ bị chia ly…) hoặc ảnh hưởng xấu về chính trị (thí dụ: do bắt, giam trái pháp luật mà làm cho dư luận quần chúng công phẫn, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước…).

-Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm tực hiện dưới hành vi lỗi cố ý

– Khách thể của tội phạm:

Tội phạm này là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

-Mặt khách quan của tội phạm:

Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là những trường hợp như: hành vi của người không có thẩm quyền về vấn đề này mà bắt, giữ hoặc giam người không phải là phạm pháp quả tang; hành vi của cán bộ Công an, Kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền về vấn đề này mà bắt, giữ hoặc giam người khi không có căn cứ xác đáng để nghi ngờ người đó phạm tội; hành vi bắt, giữ hoặc giam người không có quyết định hợp pháp của Viện kiểm sát hoặc Tòa án từ cấp huyện, quận trở lên (đối với bị can) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành (đối với người bị tập trung cải tạo).

+ Cùng với hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tùy trường hợp có thể xử lý thêm về tội khác (nếu có) (như: cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 109), dùng nhục hình (Điều 234).

– Trong trường hợp bắt cóc người nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi bắt cóc cũng xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhưng được coi là một thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân, do đó, bị xử lý theo Điều 152 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân) mà không xử lý theo Điều 119.

Văn phòng luật sư trích dẫn văn bản:

Nghị quyết 04 -HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự

CÁC TỘI XÂM PHẠM NHỮNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 119)

– Khách thể của tội phạm này là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

– Về mặt khách quan, bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là những trường hợp như: hành vi của người không có thẩm quyền về vấn đề này mà bắt, giữ hoặc giam người không phải là phạm pháp quả tang; hành vi của cán bộ Công an, Kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền về vấn đề này mà bắt, giữ hoặc giam người khi không có căn cứ xác đáng để nghi ngờ người đó phạm tội; hành vi bắt, giữ hoặc giam người không có quyết định hợp pháp của Viện kiểm sát hoặc Tòa án từ cấp huyện, quận trở lên (đối với bị can) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành (đối với người bị tập trung cải tạo).

– Về chủ thể, cần phân biệt: công dân bình thường bị xử lý theo khoản 1; người có chức vụ, quyền hạn (nhưng không có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người, hoặc tuy có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật), thì bị xử lý theo khoản 2.

Cả hai loại chủ thể nói trên mà phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý theo khoản 3. Hậu quả nghiêm trọng thể hiện như: thiệt hại đối với người bị bắt giam, hoặc gia đình họ (thí dụ: người bị bắt, giam sau đó uất ức mà tự sát; do bị giam lâu mà mắc bệnh tật, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe hoặc gia đình họ bị chia ly…) hoặc ảnh hưởng xấu về chính trị (thí dụ: do bắt, giam trái pháp luật mà làm cho dư luận quần chúng công phẫn, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước…).

– Cùng với hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tùy trường hợp có thể xử lý thêm về tội khác (nếu có) (như: cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 109), dùng nhục hình (Điều 234).

– Trong trường hợp bắt cóc người nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi bắt cóc cũng xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhưng được coi là một thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân, do đó, bị xử lý theo Điều 152 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân) mà không xử lý theo Điều 119.

Văn phòng luật sư Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính văn phòng luật sư Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Văn phòng luật sư Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Văn phòng luật sư cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

F: www.facebook.com/congtyluatdragon

Y: www.youtube.com/congtyluatdragon

Trân trọng!