0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 129 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Chi tiết Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 129 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Chi tiết Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

  1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Văn phòng luật sư phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm:

  • Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kì ai đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự

  • Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội phải là lỗi vô ý, theo quy định của pháp luật thì được hiểu dưới 2 dạng lỗi là lỗi vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả.

Lỗi vô ý do quá tự tin thể hiện ở việc người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả vẫn xảy ra.

Lỗi vô ý do cẩu thả là việc người phạm tội vì cẩu thả mà không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

  • Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội phạm là tính mạng của công dân, đây là quyền cơ bản của mỗi công dân.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là bản thân mỗi công dân, quyền được sống của mỗi công dân.

  • Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi:

– Hành vi khách quan được thực hiện bằng một trong hai loại hành vi sau:

Hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Đó là hành vi do không quy định các quy tắc nhất định mà nghề nghiệp buộc phải yêu cầu gây ra hậu quả chết người.

Ví dụ: A là thợ điện mắc dây điện trần không đúng độ cao quy định, B đụng phải, B chết. Hoặc A là y tá của bệnh viện Trung ương Huế, khi phát thuốc cho bệnh nhân do cẩu thả không kiểm tra thuốc nên đã đưa nhầm thuốc cho bệnh nhân uống và bệnh nhân chết.

– Hành vi phạm quy tắc hành chính.

Ví dụ: chặt cây công cộng trái với quy định của cơ quan có thẩm quyền, làm gẫy cành cây, đứt dây dẫn điện, gây chết người qua đường…

+ Hậu quả:

Hậu quả là yếu tố bắt buộc của tội phạm này, hậu quả chết người phải xảy ra, giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau, hậu quả chết người phải do nguyên nhân vi phạm các quy tắc trên của người thực hiện tội phạm.

Văn phòng luật sư trích dẫn Nghị Quyết:

Nghị quyết 04 -HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự

Chương 2: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người

  1. Tội vô ý làm chết người (Điều 104). Hành vi vô ý gây thiệt hại đến tính mạng của người khác do vi phạm một quy định hành chính cụ thể (các điều 186, 187, 188…)

– Hành vi do cẩu thả hoặc quá tự tin mà làm chết người, thì nói chung bị xử lý về tội vô ý làm chết người (Điều 104, khoản 1) như: người đi săn ban đêm do lầm lẫn mà bắn chết người.

– Hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắt nghề nghiệp (như: công nhân mắc đường dây dẫn điện do làm việc không cẩn thận gây chết người qua đường) hoặc vi phạm quy tắc hành chính (như: chặt cây công cộng trái với quy định của cơ quan có thẩm quyền, làm gẫy cành cây, đứt dây dẫn điện, gây chết người qua đường…) thì bị xử lý theo quy định của Điều 104, khoản 2.

– Hành vi vô ý gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác do vi phạm một quy định hành chính cụ thể mà điều luật quy định riêng (như các Điều 186, 187, 188, 190, v.v…) thì bị xử lý theo điều luật tương ứng. Thí dụ: lái xe phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người bị xử lý theo Điều 186 về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng.

Văn phòng luật sư Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính văn phòng luật sư Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Văn phòng luật sư Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Văn phòng luật sư cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long