0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Công ty luật tư vấn mua bán chuyển nhượng Doanh nghiệp

Kính gửi Công ty luật tại Hà Nội – Đoàn luật sư Hà nội

Tôi có một người bạn mua lại 50% cổ phần của một công ty TNHH 2 thành viên trở lên và giữ cương vị tổng giám đốc. Khi mua bán, không gọi cơ quan thuế xuống hạch toán, kiểm toán, kiểm tra những sai phạm từ khi công ty hoạt động đến thời điểm mua lại cổ phần. Văn phòng luật sư Dragon có thể giúp tôi giải đáp thắc mắc việc nếu sau này cơ quan thuế phát hiện những sai phạm, gian lận về thuế của công ty trước thời điểm mua bán cổ phần thì người mua có phải chịu trách nhiệm?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn giải đáp:

Công ty Luật Dragon xin gửi lời chào trân trọng tới Qúy khách!

Trước hết, chúng tôi xin lưu ý trong công ty TNHH không sử dụng thuật ngữ “cổ phần” mà thay vào đó là phần vốn góp được tính theo tỷ lệ phần trăm. Công ty TNHH thì không được quyền phát hành cổ phần.

Luật Quản lý thuế 2006 quy định về nghĩa vụ của người nộp thuế: Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế; Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm; Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

Như vậy, nếu công ty có những sai phạm trong việc kê khai, quản lý thuế theo Luật Quản lý thuế thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc bị xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế.

Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2005: Thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Về nguyên tắc, ai làm thì người đó tự chịu trách nhiệm. Thời điểm xảy ra vi phạm, nếu bạn chưa tham gia vào bộ máy công ty, chưa mua vốn góp thì trách nhiệm về sai phạm đối với cơ quan thuế do người đại diện theo pháp luật tại thời điểm chưa chuyển nhượng vốn chịu.

Tuy nhiên, với vai trò là luật sư tư vấn luật Doanh nghiệp, chúng tôi cũng lưu ý thêm rằng tại thời điểm bạn là giám đốc của Công ty, khi cơ quan thuế đến kiểm tra phát hiện có các vi phạm xảy ra từ trước khi chuyển nhượng phần vốn góp, sẽ xảy ra rất nhiều rủi ro bất lợi cho Công ty, do bởi con dấu công ty đang sử dụng vẫn là con dấu cũ, Cơ quan thuế sẽ tiến hành xử phạt vi phạm, lúc này Công ty sẽ rơi vào “tầm ngắm” của Cơ quan thuế, sẽ rất phức tạp. Điều này rất bất lợi cho doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, chúng tôi tư vấn cho bạn rằng, trước khi chuyển nhượng, bạn nên yêu cầu Kế toán trưởng kiểm tra sổ sách (bao gồm các tờ khai thuế, báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quý, báo cáo tháng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,v.v…). trong vòng 5 năm sau đó hãy đưa ra quyết định.

Lưu ý: Việc bàn giao tại thời điểm trước đó và trách nhiệm của mỗi bên trước và sau khi ký nhận chuyển nhượng phải có xác lập bằng biên bản,

Chúc bạn thành công!

CÔNG TY LUẬT DRAGON